"Trong giai đoạn từ 2020 - 2025 cần tập trung nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng, không để xảy ra tình trạng xây dựng sai phép, sai quy hoạch. Tiếp tục giải quyết dứt điểm những tồn tại về vi phạm TTXD, giải quyết triệt để những trường hợp đất không đủ điều kiện về mặt bằng xây dựng trên các tuyến đường mới mở còn tồn tại “siêu mỏng, siêu méo”. Không để phát sinh công trình xây dựng không đảm bảo kích thước hình học theo quy định khi triển khai các dự án giao thông." - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng "Mô hình Đội quản lý TTXD cấp quận, huyện không phải là mới, nhưng đã phát huy được tối đa hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế về quản lý nhà nước về hoạt động xây dựng tại địa bàn Thủ đô. Do đó, Bộ Xây dựng thống nhất cao với đề xuất tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm mô hình của TP Hà Nội thêm 3 năm. Bộ Xây dựng đang hoàn thiện nốt hồ sơ để trình Chính phủ thông qua." - Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng |
Hà Nội: Giảm vi phạm trật tự xây dựng
Kinhtedothi - Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng (TTXD), đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016 – 2020”, công tác quản lý TTXD đã có nhiều chuyển biến tích cực, một số quận huyện đưa ra cách làm hay trong việc giảm thiểu vi phạm TTXD tại địa bàn.
Giảm vi phạmChánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Việt Dũng cho biết, trên địa bàn TP hiện có khoảng 20.000 công trình xây dựng các loại, trong đó có nhiều công trình thuộc dự án lớn. Nếu như ở giai đoạn 2011 - 2015, tỷ lệ vi phạm TTXD luôn ở mức cao bình quân 18%/năm, thì từ khi triển khai thực hiện Chương trình 06-CTr/TU tỷ lệ công trình vi phạm TTXD đã giảm mạnh so với những năm trước, cụ thể: Năm 2016 là 13,5%, năm 2017 chiếm 10,99%, năm 2018 chiếm 5,22%, năm 2019 giảm xuống còn 3,07%, đặc biệt trong 9 tháng đầu năm 2020 tỷ lệ vi phạm chỉ còn 2,5%.
Để đạt được kết quả này, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND, tăng cường kiểm tra, xử lý kịp thời những vi phạm về quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật, xử lý giải quyết tồn tại, không để phát sinh vi phạm TTXD. Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã chỉ phối hợp với các đơn vị chức năng của TP thành lập nhiều đoàn kiểm tra những hành vi vi phạm TTXD, quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc trên địa bàn; Tăng cường đôn đốc UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn kiểm tra thường xuyên đối với các công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành.“Thời gian qua, đã thực hiện hiệu quả mô hình Đội quản lý TTXD đô thị trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã với phương châm kiên quyết không để xảy ra công trình vi phạm nổi cộm, gây bức xúc dư luận tại địa bàn phụ trách. Cùng với đó, phát hiện, tham mưu để xử lý kịp thời những hành vi vi phạm theo đúng trình tự, quy định của pháp luật nên công tác quản lý đã có cải thiện rõ nét, vì vậy Sở đã làm hồ sơ xin thí điểm tiếp 3 năm, hiện đã hoàn thành ở cấp TP và chuẩn bị trình Chính phủ” - ông Nguyễn Việt Dũng cho hay.Tuy nhiên, theo đánh giá, mặc dù số lượng công trình xây dựng mới vi phạm TTXD có chiều hướng giảm, nhưng về hình thức vi phạm lại diễn biến phức tạp và khó lường hơn, đáng quan ngại, tình trạng này xảy ra ở hầu hết các quận, huyện trên địa bàn Thủ đô. Bên cạnh đó, công tác xử lý vi phạm TTXD tại những công trình tồn đọng diễn ra chậm, trong số 40 công trình vi phạm tồn đọng từ giai đoạn 2015 - 2016 thì mới xử lý được 8 công trình (riêng từ đầu năm 2020 đến nay xử lý 6 công trình), còn lại 32 công trình đang tiếp tục được xử lý, một số địa bàn có lượng công trình tồn đọng lớn, như: Hai Bà Trưng, Thanh Xuân mỗi quận 5 trường hợp; Hoàn Kiếm còn 4 trường hợp; Ba Đình, Thanh Trì mỗi địa bàn 3 trường hợp...“Mặc dù tỷ lệ công trình vi phạm TTXD đã giảm mạnh trong giai đoạn 2016 - 2020, nhưng những vi phạm về đất đai, TTXD, trật tự đô thị vẫn diến biến phức tạp, một số công trình vi phạm tồn đọng vẫn chưa được xử lý, giải quyết dứt điểm, trong khi vi phạm mới vẫn xảy ra” - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng cho hay.Quản lý hạ tầng kết hợp chỉnh trang đô thịTheo nhận định của các cơ quan quản lý, một trong những vi phạm về TTXD có diễn biến phức tạp, khó xử lý trong thời gian qua là tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo” trên các tuyến đường mới mở. Theo đó, khi tiến hành thu hồi đất GPMB để làm đường, nhiều căn nhà đã bị cắt xén mất phần lớn diện tích, từ đó đã hình thành lên những căn nhà có diện tích thiết kế không đủ so với quy định xây dựng công trình tại đô thị.Để giải quyết tình trạng này, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Hai Bà Trưng Nguyễn Tiến Quang cho biết, công tác quản lý TTXD đô thị được quận Hai Bà Trưng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đặc biệt là những vi phạm TTXD liên quan đến công trình siêu mỏng, siêu méo thông qua giải pháp tăng cường công tác quản lý đô thị, đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, kết nối dự án giao thông, tăng cường quản lý hạ tầng kỹ thuật, kết hợp chỉnh trang đô thị đồng bộ giữa đường phố, cây xanh, công trình xây dựng... “Quận có chủ trương này ngay từ ban đầu tại những tuyến đường mới mở là không để tình trạng nhà mỏng, nhà méo làm mất mỹ quan đô thị. Vì vậy, chúng tôi sớm phân loại những trường hợp xuất hiện dấu hiệu "siêu mỏng, siêu méo", từ đó thông báo đến các hộ khuyến khích họ thực hiện hợp thửa, hợp khối. Ngoài ra, chúng tôi đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện theo quy định. Nhờ cách làm đó, hiện nay gần như 100% tuyến đường mới mở trên địa bàn quận không có tình trạng nhà "siêu mỏng, siêu méo" - ông Nguyễn Tiến Quang chia sẻ.