Trong đó, UBND TP giao Cục Quản lý Thị trường Hà Nội phối hợp với Công an Thành phố và các Sở, ngành đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng động vật và thực phẩm động vật nhập khẩu từ các nước và vùng lãnh thổ đang có dịch, các mặt hàng thủy hải sản, nội tạng gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc. Tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở, nhà hàng kinh doanh tại các Khu Du lịch, Lễ hội kinh doanh các loại động vật hoang dã bị cấm kinh doanh; Tuyên truyền hướng dẫn nhân dân không sử dụng tiêu thụ thức ăn động vật hoang dã. Vận động ký cam kết đảm bảo ATTP trong kinh doanh, cam kết không kinh doanh thịt động vật hoang dã trái quy định của pháp luật.
Tăng cường công tác quản lý theo địa bàn nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hàng hóa hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế, dụng cụ bảo hộ (khẩu trang, găng tay...) để bảo vệ sức khỏe, dùng để phòng, chữa bệnh khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh của vi rút Corona để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả là hàng hóa dùng để phòng, chữa bệnh. Phát hiện xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng nhu cầu tiêu thụ tăng cao để đầu cơ, găm hàng, đẩy giá, bán hàng giả không đảm bảo chất lượng nhằm thu lợi bất chính.
Tại cửa hành kinh doanh thiết bị y tế tại 120 Ngọc Khánh, tổ công tác đã phát hiện cửa hàng này bán khẩu trang với giá 130.000-220.000 đồng/hộp (giá bình thường là 50.000/hộp). Sau khi kiểm tra, tổ công tác đã tạm giữ gần 700 chiếc khẩu trang chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ.
Còn tại cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế số 118 Ngọc Khánh, đại diện cửa hàng khai báo nhận trong ngày 31/1 đã bán ra 134 hộp khẩu trang y tế với giá cao gấp 6-7 lần bình thường (khoảng 300.000 -350.000 đồng/hộp). Đây cũng là loại khẩu trang bình thường được bán với giá 50.000 đồng/hộp. Sau khi kiểm tra cửa hàng, tổ công tác đã thu giữ 266 chiếc khẩu trang chưa xuất trình hóa đơn, chứng từ.
Sau khi kiểm tra, tổ công tác xác định chủ hai cơ sở kinh doanh thiết bị y tế số 118 và 120 phố Ngọc Khánh đã có hành vi lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, dịch bệnh và điều kiện bất thường... để định giá mua bán hàng hóa bất hợp lý được quy định tại Điều 17, Nghị định 109 của Chính phủ.
Tổ công tác liên ngành đã lập biên bản, phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hai cơ sở này. Ngoài ra, theo quy định của Nghị định 109 - Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, chủ cửa hàng còn phải nộp vào ngân sách số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán bất hợp lý.
Được biết, không chỉ có 2 cửa hàng trên, tại nhiều địa phương trên cả nước các cơ sở kinh doanh thiết bị y tế, quầy thuốc đều đẩy giá khẩu trang, thậm chí ém hàng khiến mặt hàng này khan hiếm, nhiều người dân không thể mua được.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) ghi nhận vào tháng 12/2019 tại thành phổ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quổc, hiện nay đang có diễn biến phức tạp. Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam, đến ngày 31/1/2020, thế giới đã ghi nhận 9.833 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, trong đó cỏ 213 trường hợp tử vong. Dịch bệnh đã xâm nhập và xuất hiện tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đã ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh (2 cha, con người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, mắc bệnh tại Nha Trang và được cách ly điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy Thành phổ Hồ Chí Minh; 1 trường hợp tại Thanh Hóa, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa; 2 trường hợp tại Vĩnh Phúc đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương). Tại Hà Nội, đến thời điểm hiện tại chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh; có 19 trường hợp nghi ngờ (có triệu chứng sốt, ho và có tiền sử đi từ vùng dịch về). Hiện tại sức khỏe của tất cả các trường hợp này đều ổn định, không có bệnh nhân nặng, 15 trường hợp đã có xét nghiệm âm tính với nCoV, các trường hợp khác đang chờ kết quả xét nghiệm nCoV. |