Hà Nội kỷ lục 1.357 bệnh nhân F0, có 611 ca cộng đồng

Hà Linh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 15/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội cho biết, số ca mắc mới Covid-19 từ 18 giờ ngày 14/12 đến 18 giờ ngày 15/12 Hà Nội ghi nhận 1.357 ca bệnh trong đó, cộng đồng (611), khu cách ly (609), khu phong tỏa (137).

Phân bố 1357 bệnh nhân tại 294 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện: Đống Đa (256); Hoàng Mai (200); Hai Bà Trưng (145); Chương Mỹ, Gia Lâm (67); Nam Từ Liêm, Đông Anh (58); Bắc Từ Liêm (56); Thanh Trì (50); Hoàn Kiếm (49); Cầu Giấy (44); Thường Tín, Tây Hồ (40); Thanh Xuân (29); Sóc Sơn (28); Hà Đông (23); Thanh Oai (21); Ba Vì (20); Hoài Đức (18); Mê Linh, Phú Xuyên (14); Quốc Oai (13); Ba Đình (12); Thạch Thất (8); Long Biên (7); Sơn Tây (6); Ứng Hòa (5); Mỹ Đức (4); Đan Phượng (3); Phúc Thọ (2).
Phân bố 611 ca cộng đồng theo theo quận, huyện: Phân bố tại 180 xã phường thuộc 28/30 quận huyện: Hoàng Mai (139); Đống Đa (110); Hai Bà Trưng (101); Thanh Trì (29); Gia Lâm (26); Bắc Từ Liêm (23); Cầu Giấy (22); Đông Anh (21); Chương Mỹ (19); Hoàn Kiếm (17); Nam Từ Liêm, Thanh Xuân (15); Sóc Sơn, Tây Hồ (8); Mê Linh, Thường Tín, Hà Đông, Long Biên (7); Thạch Thất, Ứng Hòa (5); Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì (4); Hoài Đức (3); Quốc Oai (2); Đan Phượng, Ba Đình, Sơn Tây (1).
 
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 21.467 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 8.223 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 13.244 ca.
Trước lo ngại số ca mắc tăng kéo theo tỷ lệ tử vong trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng tăng lên, các chuyên gia y tế cho rằng, Hà Nội cũng như các địa phương cần phải rà soát hết những trường hợp thuộc nhóm đối tượng dễ bị tổn thương (người trên 50 tuổi, mắc các bệnh lý nền) chưa tiêm, chưa tiêm đủ mũi vaccine để tiêm vét. Lý do đưa ra cần phải rà soát nhóm này là bởi lúc trước, khi số F0 trong cộng đồng chưa nhiều thì chúng ta tiêm cho người trẻ- con, cháu trong gia đình. Họ không đem dịch về nhà, bảo vệ được người lớn tuổi. Tuy nhiên, hiện nay số ca mắc trong cộng đồng nhiều dẫn đến lây các đối tượng này, nguy cơ tử vong cao, nhất là khi chưa được tiêm vaccine.
Tiếp đến là thuốc kháng virus. Theo các chuyên gia, hiện thuốc kháng virus đã được chứng minh có tác dụng giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đây là thuốc chưa được đăng ký, điều trị phải có kiểm soát. Vì thế, các địa phương phải quan tâm, tham gia vào chương trình nghiên cứu để người bệnh được tiếp cận thuốc. Bên cạnh đó, cần đảm bảo nguồn cung ứng thuốc.
Thứ ba là thay đổi trong điều trị. Hiện nay, y tế cơ sở vẫn tuân theo lối điều trị cũ là tập trung hết người bệnh vào một chỗ, rất khó đảm bảo về dinh dưỡng. Ngành y tế cần có biện pháp để người bệnh yên tâm- kết nối hỗ trợ về tâm lý, đảm bảo dinh dưỡng, hướng dẫn tập luyện kèm thêm thuốc. Trường hợp nào có thể thì để điều trị, cách ly tại nhà, trường hợp nào cần thiết thì nhập viện. Nếu làm được thế thì chắc chắn tử vong sẽ giảm.
Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng dịch. Trong đó, nguyên tắc 5K rất thiết thực mà ai cũng có thể làm được. Khi thực hiện tốt 5K, chúng ta sẽ giúp cho cộng đồng nhiều trong việc phòng bệnh. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay, các ca bệnh F0 vẫn còn có thể nằm trong cộng đồng. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh tại tỉnh vẫn phức tạp, mỗi người phải nghiêm túc thực hiện 5K vừa bảo vệ bản thân khỏi bệnh, đồng thời, góp phần vào việc khống chế dịch bệnh trong cộng đồng. Dù đã tiêm vaccine hay chưa, dù ở bất cứ khu vực nào, thì thực hiện nguyên tắc 5K vẫn là điều hết sức thiết yếu để hướng đến cuộc sống thường mới.