Tiến độ giải ngân vốn còn chậm
Trình bày báo cáo về tiến độ giải ngân vốn cấp TP và cấp quận, huyện, thị xã tại hội nghị, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư năm 2019 của toàn TP là chậm, nhất là ở cấp TP. Theo đó, đầu năm 2019, TP đã phân bổ và giao kế hoạch đầu tư năm 2019 của TP với tổng vốn 44.917 tỷ đồng. Trong đó, chi đầu tư cấp thành phố 29.020 tỷ đồng và chi đầu tư cấp huyện 15.897 tỷ đồng. Trong năm, một số quận, huyện đã giao thêm kế hoạch vốn cấp huyện và TP đã 2 lần bổ sung kế hoạch vốn. Do đó, tổng kế hoạch vốn cho đầu tư của toàn TP đến nay 52.525 tỷ đồng, trong đó chi cấp TP 31.490 tỷ đồng và chi cấp huyện 21.035 tỷ đồng. Nếu phân theo nhiệm vụ chi, cấp TP thực hiện chi 26.216 tỷ đồng và cấp huyện thực hiện chi 26.309 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau gần 9 tháng triển khai, toàn TP mới giải ngân được 29,9% kế hoạch vốn giao và ước giải ngân hết 9 tháng đạt khoảng 34% (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018 là 45,64% và thấp dưới mức bình quân chung của cả nước 49,14%). Ngoài ra, chỉ một số ít đơn vị có kết quả giải ngân khá và còn lại là thấp, dưới mức bình quân chung của TP.
Về tình hình thực hiện các dự án đầu tư cấp TP: Các dự án xây dựng cơ bản tập trung cấp TP có tổng số 223 dự án. Trong đó, có 86 dự án chuyển tiếp và 137 dự án khởi công mới. Đến nay, đã hoàn thành phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với 126/137 dự án khởi công mới năm 2019. Đối với các dự án xây dựng cơ bản thuộc Chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông: Năm 2019, bố trí vốn đầu tư 1 dự án chuyển tiếp là Dự án xây dựng cầu Bắc Linh Đàm đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Còn đối với các dự án đầu tư theo cơ chế đặc thù từ nguồn tiền sử dụng đất thì năm 2019 đã bố trí vốn cho 5 dự án. Hiện đang tổ chức thi công xây dựng 3 dự án; đang thực hiện công tác GPMB 1 dự án và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng 1 dự án.
Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội cũng chỉ rõ, nguyên nhân của việc thực hiện và giải ngân chậm kế hoạch đầu tư công năm 2019 là do các dự án khởi công cuối năm 2018 đã tạm ứng hợp đồng và sang đầu năm 2019, chủ đầu tư cùng với nhà thầu phải thực hiện hoàn trả khối lượng đã ứng. Đối với các dự án khởi công mới, mất nhiều thời gian thực hiện việc lập, thẩm định và phế duyệt thiết kế - dự toán, dẫn đến mở thầu và khởi công nhiều dự án chậm so tiến độ yêu cầu. Trong thực hiện gặp vướng mắc (hiện còn 21 dự án vướng mắc về GPMB; 18 dự án vướng mắc về thủ tục đầu tư). Chủ đầu tư chưa tích cực hoàn thiện hồ sơ gửi cơ quan Kho bạc giải ngân triệt để khối lượng đã thực hiện của một số dự án chuyển tiếp và tạm ứng vốn các dự án khởi công mới.
Để khắc phục tình trạng này, UBND TP yêu cầu, đối với các chủ đầu tư hàng tuần giao ban kiểm điểm, kiểm soát tiến độ từng dự án để kịp thời giải quyết theo thẩm quyền. Đề xuất nhu cầu điều hòa, điều chuyển kế hoạch vốn đầu tư từ những dự án không có khả năng giải ngân sang dự án có khả năng giải ngân tốt. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục phê duyệt dự án đầu tư đảm bảo điều kiện bố trí vốn thực hiện khởi công mới năm 2020 theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đầu tư để tổ chức đấu thầu, khởi công xây dựng đối với 71 công trình thuộc nhóm khởi công mới năm 2019 nhưng chưa khởi công. Phối hợp chặt chẽ với cấp huyện tập trưng quyết liệt công tác GPMB; đăng ký rõ nhu cầu và tiến độ bố trí quỹ nhà tái định cư trong năm 2019 gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, cân đối bố trí. Còn đối với các sở, ngành đôn đốc và thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán của 39 công trình khởi công mới còn lại…
Sẽ nêu tên công trình vi phạm PCCC lên báo chí
Thảo luận tại hội nghị, Giám đốc Công an TP Đoàn Duy Khương cho biết, những năm qua, số công trình nhà cao tầng mọc lên trên địa bàn Hà Nội ngày càng nhiều, kéo theo đó là tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ ở các khu nhà cao tầng nói chung, chung cư cao tầng nói riêng. Đầu năm 2019, Công an TP đã tham mưu cho UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP năm 2019”. Với vai trò là cơ quan thường trực, Công an TP đã phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã triển khai kế hoạch nêu trên của TP.Theo Giám đốc Công an TP Đoàn Duy Khương, 9 tháng năm 2019, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về PCCC đối với các khu chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn Hà Nội được thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả đáng khích lệ, đã tiến hành kiểm tra đối với 100% chung cư trên địa bàn. Chỉ tính riêng trong quý 3/2019, Công an TP đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra an toàn về PCCC&CNCH đối với 1.150 lượt cơ sở chung cư; kịp thời phát hiện và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 57 trường hợp, với số tiền trên 500 triệu đồng… Tiếp tục đăng thông báo các chung cư vi phạm về PCCC trên các trang thông tin điện tử của Công an TP và các phương tiện thông tin đại chúng. Với các công trình vi phạm quy định trong đầu tư xây dựng (trong tổng số 79 công trình vi phạm quy định về PCCC đã đăng thông báo trong năm 2017), đến thời điểm này đã có 59 công trình khắc phục xong và được nghiệm thu về PCCC; 1 công trình ngừng thi công; còn 19 công trình tồn tại vi phạm quy định về PCCC thì 11/19 công trình có khả năng khắc phục, 8 công trình còn lại khó có khả năng khắc phục.Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, trong đó có nội dung không cấp điện, nước sử dụng khi chưa có văn bản nghiệm thu về PCCC để đưa công trình vào sử dụng; Công an TP đã phối hợp chặt chẽ với Tổng Công ty Điện lực Hà Nội, Công ty Nước sạch TP kiên quyết không để phát sinh thêm các công trình chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng.Chuyển hồ sơ công trình vi phạm PCCC cho cơ quan điều tra Tuy nhiên, theo nhận xét của Giám đốc Công an TP, công tác quản lý nhà nước về PCCC hiện bộc lộ không ít hạn chế, khó khăn, bất cấp. Cụ thể: việc khắc phục các tồn tại về PCCC ở các công trình được xây dựng, đưa vào sử dụng trước năm 2011 (trước khi Luật PCCC có hiệu lực) gặp rất nhiều khó khăn. Việc chấp hành các quy định về PCCC trong quá trình đưa công trình vào sử dụng cũng gặp vướng mắc, nhất là với các công trình xây dựng trên diện tích nhỏ nhưng sau đó được chuyển đổi mục đích sử dụng thành chung cư mini; quy định của pháp luật liên quan đến trách nhiệm người đứng đầu cơ sở và các đơn vị liên quan vẫn chưa phân định rõ, dẫn đến tình trạng đùn đẩy, né tránh. Đặc biệt chế tài xử lý với các vi phạm trong lĩnh vực này còn chưa đủ sức răn đe, nhất là quy định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với các chung cư đã đưa vào hoạt động là rất khó khăn do liên quan đến vấn đề dân sinh, an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội…Từ thực trạng trên, Công an TP đề xuất cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quy định của T.Ư, Thành ủy; các kế hoạch, đề án của UBND TP về công tác PCCC&CNCH trong các công trình nhà chung cư; nghiên cứu đề xuất UBND TP trình HĐND TP ban hành Nghị quyết quy định về quản lý, sử dụng và các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn TP; tham mưu với UBND TP xây dựng đề án kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của lực lượng dân phòng trên địa bàn TP để phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ”. Cùng đó, nghiên cứu xây dựng quy trìnhh, phương án tổ chức cưỡng chế đối với các chủ đầu tư có công trình còn nhiều tồn tại, vi phạm về PCCC, cố tình chây ỳ không chấp hành; chuyển hồ sơ của các công trình vi phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét, xử lý theo quy định pháp luật; kiên quyết xử lý, tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động các công trình, hạng mục công trình chung cư, nhà cao tầng vi phạm nghiêm trọng không khắc phục các tồn tại về PCCC&CNCH được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu… Ngoài ra, Công an TP sẽ tiếp tục rà soát, thống kê các công trình nhà cao tầng, chung cư không đảm bảo an toàn PCCC, hàng tuần tập hợp danh sách đăng công báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.Kiến nghị xem xét thời hạn sử dụng đất cho người mua nhàTheo Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông, thời gian qua, công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) cho người dân chuyển biến tích cực, nhất là việc cấp sổ đỏ tại các khu chung cư. Đối với các dự án phát triển nhà ở, hiện đã cấp được 203.319 sổ đỏ trên tổng sổ 222.834 căn hộ. Đối với các trường hợp còn lại, chủ đầu tư và người mua nhà đang hoàn thiện hồ sơ, giấy tờ, tiếp tục thực hiện cấp sổ đỏ cho người mua nhà. Đối với chung cư tái định cư, đã cấp được 13.668 sổ đỏ trên tổng số 14.427 căn.Về chính sách đất đai, cần nghiên cứu việc giao đất cho các dự án phát triển nhà ở, theo quy định của Luật Đất đai, thời hạn là 50 năm. Trong khi đó, việc quy định cấp sổ đỏ cho người mua nhà tại các dự án, thời hạn sử dụng đất lâu dài. Chính vì vậy, các tòa nhà chung cư có niên hạn sử dụng, khi xuống cấp, cần xây dựng lại rất bất cập đối với việc vận hành, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư. Vì vậy, Sở TN&MT kiến nghị lãnh đạo TP cần kiến nghị T.Ư khi sửa đổi Luật Đất đai, chính sách về nhà ở xem xét thời hạn sử dụng đất cho người mua nhà phù hợp quy định pháp luật.Đề cao trách nhiệm, tăng cường phối hợpThảo luận về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TU, các đại biểu đều bày tỏ đồng tình và đánh giá cao sự cần thiết phải tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP. Ý kiến của lãnh đạo các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy nêu những khó khăn trong công tác quản lý nhà chung cư, nhất là bàn giao quỹ bảo trì, bàn giao hồ sơ, tách bạch phần sử dụng diện tích chung - riêng, bàn giao nhà sinh hoạt cộng đồng... Trên cơ sở đó, các quận kiến nghị khi người mua nhà nộp tiền cho chủ đầu tư nên tách riêng phần quỹ bảo trì, nộp vào tài khoản phong tỏa do chính quyền quản lý để sau này bàn giao cho ban quản trị; phân định rõ phần diện tích chung - riêng ngay từ đầu để quản lý, tránh sử dụng sai mục đích. Đồng thời, sớm xem xét cấp sổ đỏ cho người mua nhà tại các dự án gặp vướng mắc.Thảo luận về công tác giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, lãnh đạo Kho bạc Nhà nước TP, các ban quản lý, các quận, huyện đã làm rõ những vướng mắc, khó khăn tại các dự án, nhóm dự án cụ thể. Theo đó, nguyên nhân chính khiến các dự án chậm tiến độ được đề cập nhiều là vướng mắc về thủ tục phê duyệt thiết kế thi công và GPMB.Các ý kiến khẳng định, ngay sau khi UBND TP ra văn bản đôn đốc, chỉ đạo cụ thể, tìm đúng địa chỉ, làm rõ trách nhiệm, tình hình giải ngân vốn đầu tư đã có cải thiện. Một số quận, huyện, thị xã đã tăng cường trách nhiệm, tập trung tháo gỡ khó khăn, có tiến triển rõ về công tác GPMB như các quận, huyện: Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Đống Đa, Ba Đình, Chương Mỹ, Thạch Thất...Các ý kiến cũng đề xuất với Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa các sở, ban, ngành, các đơn vị liên quan, kiến nghị các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ vướng mắc cho từng dự án. Thay mặt Ban Cán sự đảng UBND TP trao đổi, giải trình các ý kiến đại biểu nêu, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, ngoài nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan khiến các dự án xây dựng cơ bản chậm tiến độ. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho vướng mắc trong công tác GPMB mà trách nhiệm chính dẫn đến giải ngân vốn đầu tư công của TP chậm chính là do các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chưa làm hết trách nhiệm. Do vậy, cần phải kiểm điểm nghiêm túc. Để khắc phục đòi hỏi lãnh đạo các sở, ban, ngành, các quận, huyện, thị xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân nhằm tháo gỡ khó khăn về GPMB...Xử lý nghiêm cán bộ gây khó dễ làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ
Phát biểu kết luận tại Hội nghị quán triệt, thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TU ngày 28/6/2019 của Ban Thường vụ Thành uỷ và giao ban giữa Thường trực Thành uỷ - HĐND – UBND TP với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã Quý III/2019, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, các nội dung tại hội nghị là các vấn đề quan trọng và được lãnh đạo T.Ư, TP Hà Nội rất quan tâm.
Theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, quản lý chung cư không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhà chung cư phát triển và số người dân ở nhà chung cư tăng đã kéo theo nhiều vướng mắc. Đây là vấn đề phức tạp và nếu không có giải pháp xử lý sẽ dẫn tới nguy cơ mất ổn định về trật tự, an ninh xã hội.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị |
Bí thư Thành ủy cho biết, thời gian qua, TP đã tích cực đầu tư nhà ở cho người dân. Đến nay, đã có 13,5% dân số có nhà ở chung cư và toàn TP hiện có có 2.598 chung cư (chiếm 58% số lượng chung cư cả nước). Hiện có 86/1.354 chung cư còn tranh chấp (chiếm 3,3%). Để giải quyết vấn đề này, HĐND TP đã có nhiều phiên chất vấn song hiện nay chủ đề này vẫn còn rất nóng.
Để đem lại hiệu quả thiết thực, Bí thư Thành ủy đề nghị, cấp ủy Đảng, Chính quyền, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần nắm vững quan điểm chỉ đạo của Thành ủy, các mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu đặt ra đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư. Từ đó, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt trong toàn TP. Ngăn chặn, giảm thiểu các tranh chấp, khiếu kiện phức tạp phát sinh trong công tác trên và góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn TP.
Bên cạnh đó, các địa phương, đơn vị nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội. Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đi đôi với việc xem xét, xử lý các hành vi vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư theo đúng quy định. Tăng cường tuyên truyền, vận động và xử lý vi phạm liên quan đến nhà chung cư, nhất là vi phạm trật tự xây dựng và các điều kiện an toàn. Đối với những chủ đầu tư vi phạm trong thực hiện xây dựng, quản lý chung cư phải kiên quyết xử lý và không cấp chủ trương đầu tư các dự án khác.
“Tôi đánh giá rất cao các bí thư, chủ tịch quận, huyện, thị xã vừa qua nắm rất chắc vấn đề và có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà chung cư. Trực tiếp tham gia giải quyết, đối thoại với người dân và gặp chủ đầu tư, ban quản trị để giải quyết từng vấn đề đặt ra ở địa phương mình. Không có sự tham gia, tính trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các cấp thì rất khó nâng cao chất lượng quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư” – Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Về tiến độ giải ngân vốn đầu tư, Bí thư Thành ủy cho biết, mặc dù đã có những động thái quyết liệt song bên cạnh những vướng mắc chung thì có những vướng mắc do chủ quan. Từ đó, Bí thư Thành ủy yêu cầu các quận, huyện, sở, ngành tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư và UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ GPMB, công tác đấu thầu. Hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục thanh toán và xử lý nghiêm, kịp thời các nhà thầu vi phạm tiến độ, chất lượng xây dựng công trình, vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Đặc biệt, nêu cao trách nhiệm người đứng đầu và xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức gây khó dễ làm chậm tiến độ giải quyết hồ sơ, TTHC.
Ngoài ra, tiếp tục đẩy mạnh CCHC trong quy trình liên thông giải quyết thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư. Từ nay đến cuối năm, Sở KH&ĐT phải đề xuất kế hoạch điều hòa vốn, không để tình trạng nơi thừa nơi thiếu và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công.