Theo đó, năm 2015 Hà Nội đặt chỉ tiêu tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0-9,5%, trong đó, dịch vụ 9,8-10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7-9,0%, nông nghiệp tăng 2,0-2,5%; GRDP bình quân đầu người: 75-77 triệu đồng; tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn: 11,0-12,0%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 8,0-9,0%;… Trước khi thông qua Nghị quyết, các đại biểu HĐND đã thảo luận ở hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của TP Hà Nội năm 2015. Nhìn chung các đại biểu đều đánh giá cao nỗ lực của UBND TP trong việc đã đưa ra các giải pháp kịp thời để phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội đã đề ra của năm 2014. Theo đại biểu Lưu Đắc Dũng (tổ Long Biên): Năm nay, Năm trật tự và văn minh đô thị, nhiều tuyến phố của Hà Nội đã đầu tư, chỉnh trang, ý thức của Nhân dân trên những tuyến phố này cũng dần tham gia tích cực vào hoạt động quản lý Nhà nước về trật tự văn minh đô thị. Cũng theo ĐB Dũng, qua thực tiễn cần lưu ý một số vấn đề như, xây dựng tự quản của nhân dân còn chưa rõ; mô hình chỉ đạo chuẩn về văn minh đô thị mỗi địa phương làm một cách; trách nhiệm cá nhân gia đình, tập thể cách chấm điểm gia đình văn hóa chưa rõ ràng; hiện vấn đề quảng cáo rao vặt trên tường vẫn còn tồn tại là vấn đề nan giải ở nhiều địa phương, chưa có biện pháp gì để có thể quản lý được triệt để. Năm 2015, TP Hà Nội tiếp tục lấy vấn đề trật tự và văn minh đô thị là rất phù hợp. Việc đầu tư, quản lý là đúng đắn, cần thiết nhưng cần đồng bộ với công tác tuyên truyền, ý thức tự quản đô thị trong Nhân dân; Nghiên cứu những mô hình chuẩn về trật tự và văn minh đô thị; trong các nhà trường, cần phát động về ý thức vệ sinh môi trường; về an toàn giao thông cần tăng cường đầu tư lắp camera ở các nút giao thông để phạt nguội, hiện xe buýt là xe vi phạm nhiều và thủ phạm gây ra ách tắc giao thông. ĐB Phạm Văn Châm (tổ Đông Anh) cho biết, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, chủ yếu vẫn là từ đầu tư, còn từ năng suất lao động chưa cao. Đối với chỉ tiêu 2015, ĐB Châm kiến nghị thêm: Năm 2015 chọn mục tiêu tổng quát cao hơn là hợp lý, nhưng để có tăng trưởng này cần làm rõ hơn về mặt nguồn lực để đầu tư vào một số lĩnh vực. Việc tiếp tục chọn chủ đề năm trật tự và văn minh đô thị là hợp lý. Bởi kết quả năm 2014 mới là bước đầu, còn nhiều việc làm để đạt được chiều sâu. Thành phố cần có giải pháp mạnh mẽ hơn về hạ tầng và xây dựng cơ chế quản lý, xây dựng ý thức tự giác của Nhân dân thông qua hoàn thiện cơ chế dân chủ để phát huy tự quản, gắn đẩy mạnh phong trào toàn dân đonà kết xây dựng văn hóa tạo sự chuyển biến về mặt ý thức của nhân dân, như vậy mới đi vào chiều sâu, bền vững. Xây dựng cơ bản do ngân sách có hạn nên cần có sự điều tiết tránh dàn trải, cần rà soát để hạng mục quan trọng hoàn thành sớm, dưa vào khai thác để phát huy hiệu quả. Liên quan đến vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn, ĐB Phạm Văn Tài (tổ Thường Tín) cho biết, đào tạo nghề cho nông thôn đã được quan tâm và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, việc thực hiện chưa đi theo quan điểm và mục tiêu của dự án không theo nhu cầu thực tế của của người lao động. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn đang mất cân đối về đào tạo, hiện vẫn nặng về nông nghiệp và chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường, gây lãng phí ngân sa sách, mô hình phát huy hiệu quả thấp. Các cấp chính quyền chỉ quan tâm đến mở lớp đào tạo nghề để thực hiện chỉ tiêu được giao và giải ngân còn công tác khác thì không được quan tâm như: Giải quyết việc làm sau học nghề, giúp tiêu thụ sản phẩm; chất lượng đào tạo nghề thấp, chủ yếu là lý thuyết, thực hành ít; khảo sát số người có nhu cầu qua loa; đào tạo dài hạn từ 6 tháng đến 1 năm còn chậm, trong khi nhu cầu của người dân khá cao; bảo tồn làng nghề tính khả thi không cao, không mang hiệu quả kinh tế cũng như không thể hiện được nét đặc thù của Thủ đô… Ngoài ra, ĐB Tài cũng cho ý kiến về thực hiện quy tắc ứng xử của người Hà Nội, cần cân nhắc chưa đưa nội dụng này vào Nghị quyết vì: Quy tắc chưa được ban hành nên HĐND TP chưa rõ; phạm vị điều chỉnh cần xem xét vì rất rộng, thẩm quyển ban hành của TP có phù hợp không?
ĐB Nguyễn Thị Xuân Nữ (tổ Cầu Giấy) phát biểu ý kiến. Ảnh Thanh Hải |
Một số chỉ tiêu chủ yếu Chỉ tiêu kinh tế1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn: 9,0-9,5%; trong đó, dịch vụ 9,8-10,5%, công nghiệp - xây dựng tăng 8,7-9,0%, nông nghiệp tăng 2,0-2,5%; 2. GRDP bình quân đầu người: 75-77 triệu đồng; 3. Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn: 11,0-12,0%; 4. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 8,0-9,0%; Chỉ tiêu văn hóa - xã hội 1. Giảm tỷ suất sinh thô so với năm trước: 0,68%o; 2. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,3%; 3. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng: 0,2%; 4. Số xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế tăng thêm: 03 đơn vị; 5. Giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm trước: 0,17%; 6. Tỷ lệ hộ dân cư được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa": 85%; 7. Tỷ lệ làng được công nhận danh hiệu "Làng văn hóa": 55%; 8. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": 65%; 9. Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm: 100; Chỉ tiêu đô thị, nông thôn, môi trường 1. Tỷ lệ dân số thành thị dùng nước sạch: Duy trì 100%; 2. Tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước hợp vệ sinh: 99%; tỷ lệ dân số nông thôn dùng nước sạch: 40%; 3. Số xã được công nhận cơ bản đạt tiêu chí nông thôn mới tăng thêm: 55 xã (lũy kế đến hết năm 2015 có 155 xã); 4. Tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị: 98%; Khu vực nông thôn: 87%; 5. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường: duy trì 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng: 35%. |