Theo đó, vị trí sự cố xói, lở chân kè Cổ Đô tại các vị trí tương ứng K7+110 (phía sau mỏ hàn số 9) và tại vị trí K7+370 (phía sau mỏ hàn số 10) đê hữu Hồng, thuộc địa bàn xã Cổ Đô. Tại vị trí tương ứng K7+110 (phía sau kè mỏ hàn số 9) đê hữu Hồng, xuất hiện tình trạng xói, lở chân kè chiều dài 35m, chiều rộng từ 3 - 4m, chiều sâu khoảng 4,5m. Tại vị trí tương ứng trí K7+370 (phía sau mỏ hàn số 10) đê hữu Hồng, xuất hiện tình trạng xói, lở chân kè chiều dài 25m, chiều rộng từ 1,5 - 2m, chiều sâu khoảng 3,5m.
Theo Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội, sự cố xói, lở chân kè Cổ Đô có xu hướng tiếp tục phát triển mở rộng, nhất là thời gian tới nếu tiếp tục có các trận mưa lớn kéo dài và các đợt xả lũ của các hồ thủy điện phía thượng nguồn.
Để đảm bảo an toàn cho tuyến đê hữu Hồng (đê cấp 1), an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân trong khu vực, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đề nghị UBND huyện Ba Vì chỉ đạo các phòng, ban chức năng cắm biển báo sự cố, cảnh báo cho Nhân dân trong khu vực; theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố, nếu có tình huống mất an toàn đê điều chủ động xử lý theo phương chân “4 tại chỗ” và báo cáo kịp thời về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP.
Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra, báo cáo UBND TP cho triển khai xử lý cấp bách khắc phục ngay sự cố xói, lở chân kè nêu trên. Đồng thời cho khảo sát, đánh giá nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý tổng thể khu vực kè Cổ Đô (đoạn mái kè cũng là mái đê), để đảm bảo an toàn chống lũ cho tuyến đê hữu Hồng.