Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu (NK) cũng đạt 84 tỷ USD tăng 20% so với năm trước, Việt Nam đã nhập siêu 12,3 tỷ USD bằng 17,3 % tổng kim ngạch XK.

KTĐT - Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 71,6 tỷ USD tăng 25,5% so với năm 2009, tuy nhiên kim ngạch nhập khẩu (NK) cũng đạt 84 tỷ USD tăng 20% so với năm trước, Việt Nam đã nhập siêu 12,3 tỷ USD bằng 17,3 % tổng kim ngạch XK.

 

Trong năm 2011, Quốc hội yêu cầu ngành công thương phải đạt kim ngạch xuất khẩu 78,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2010; Nhập siêu không vượt quá 18% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 14,18 tỷ USD.

 

Theo nhận định của Bộ Công Thương, việc kiềm chế nhập siêu không vượt quá 18% tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2011 là một nhiệm vụ hết sức khó khăn. Bởi năng lực sản xuất nhiều mặt hàng nông sản, khoáng sản của Việt Nam như: lúa gạo, cà phê, cao su, thủy sản, dầu thô, than đá đã đạt đến ngưỡng, khó có khả năng tăng trưởng cao. Không chỉ có vậy, trong năm 2011, các doanh nghiệp sản xuất sẽ gặp một số khó khăn khi giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và nguyên liệu NK sẽ tăng gia, trong khi giá hàng hóa XK lại tăng không tương ứng.

 

Tại hội nghị giao ban xuất nhập khẩu tháng 12/2010 do Bộ Công Thương vừa tổ chức, Thứ trưởng Bộ Công Thương- Nguyễn Thành Biên cho biết: Để kiềm chế nhập siêu trong năm 2011, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh việc kiểm soát những mặt hàng NK không thiết yếu, nhất là hàng tiêu dùng bằng cách tăng thuế suất NK tối đa, bằng thuế suất cam kết khi Việt Nam ra nhập WTO. Bên cạnh đó Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Đặc biệt lưu ý đến các tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, xăng dầu, phân bón, hóa chất, thép trong việc NK nguyên liệu sản xuất, nhưng không được NK để đầu cơ, tích trữ hàng hóa. Yêu cầu các chủ đầu tư trong các lĩnh vựccông nghiệp, thủy, nhiệt điện, xi măng… xác định chủng loại vật tư, máy móc thiết bị trong nước sản xuất được để tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu thay thế hàng NK. Ngoài ra, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiểm tra định kỳ các ngân hàng thương mạivề tình hình cho vay ngoại tệ để nhập những nhóm hàng hạn chế NK và hàng trong nước đã sản xuất được. Ông Biên cho biết thêm: Để hạn chế NK những mặt hàng không cần thiết, Bộ Công Thương đã đề nghị với Chính phủ tăng lệ phí trước bạ lên 15-20% đối với mặt hàng ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở lên; Không cho mua sắm từ nguồn vốn ngân sách các loại trang thiết bị, đồ dùng văn phòng, hàng tiêu dùng NK mà trong nước đã sản xuất được.

 

Tuy nhiên, giải pháp căn cơ, có tính lâu dài trong việc kiềm chế nhập siêu chính là việc phát triểnsản xuất các loại sản phẩm, nguyên liệu thay thế hàng NK. Theo kế hoạch của Bộ Công Thương, trong giai đoạn 2011-2015, các mặt hàng xăng dầu, thép, phân bón, chất dẻo, hóa chất nguyên liệu, cơ khí chế tạo là những mặt hàng được Bộ Công Thương ưu tiên sản xuất thay thế hàng NK. Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ, trong đó ưu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có quy mô lớn đầu tưtrực tiếp vào Việt Nam trong các lĩnh vực năng lượng, nguyên phụ liệu dệt may, phân bón, vật tư nông nghiệp, hóa chất,hợp tác gia công chến biến trong các lĩnh vực chế biến sản phẩm từ cao su, nông sản nhiệt đới, rau quả...