Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Hàn Quốc: Triển khai THAAD sẽ chặn đứng nguy cơ hạt nhân của Bình Nhưỡng

Tuyết NhungTheo Yonhap
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đại diện chính phủ Hàn Quốc khẳng định Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tiên tiến của Mỹ có khả năng chặn và phá tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Giải đáp thắc mắc của truyền thông về chính sách ứng phó với chương trình thử nghiệm hạt nhân của CHDCND Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo khẳng định, các Hệ thống THAAD tiên tiến của Mỹ có khả năng chặn đánh tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan của Bình Nhưỡng. “Việc triển khai THAAD sẽ giúp Hàn Quốc chặn đứng mối đe dọa từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên”, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc nói.
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, THAAD sẽ ngăn được nguy cơ hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Chính phủ Hàn Quốc cho rằng, THAAD sẽ ngăn được nguy cơ hạt nhân từ Bình Nhưỡng.
Theo Bộ trưởng Han Min-koo, hiện chính phủ Hàn Quốc vẫn phải tiếp tục kiểm tra về khả năng của THAAD trước việc chặn đánh tên lửa đạn đạm tầm trung từ phía Bình Nhưỡng. Trước đó, Seoul và Washington đã thảo luận về khả năng triển khai Hệ thống THAAD tới Hàn Quốc, nơi có khoảng 28.500 binh lính Mỹ đang đóng quân. Đồng thời đẩy nhanh phát triển Hệ thống Phòng thủ Tên lửa và Phòng không Hàn Quốc (KAMD) – hệ thống chặn và phá hủy tên lửa.
Cùng ngày, đàm phán trực tuyến giữa 3 quốc gia Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản về thảo luận các phương án đối phó với nguy cơ từ việc phóng thử tên lửa đạn đạo Musudan tầm trung (IRBM) lần thứ 6 của Bình Nhưỡng hôm 22/6 đã diễn ra.

Cuộc đàm phán có sự tham gia của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc phụ trách chính sách quốc phòng Yoo Jeh-seung, quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Kelly Magsanmen - phụ trách các vấn đề an ninh châu Á - Thái Bình Dương và Tổng giám đốc văn phòng chính sách quốc phòng của Nhật Bản Satoshi Maeda.

Trước đó, hãng thông tấn Triều Tiên (KCNA) ngày 23/6 dẫn lời Chủ tịch Kim Jong-Un gọi vụ thử là một "sự kiện trọng đại", nâng cao đáng kể năng lực tấn công hạt nhân phủ đầu của Bình Nhưỡng. "Chúng ta chắc chắn sở hữu khả năng tấn công người Mỹ một cách toàn diện và thực tế ở chiến trường Thái Bình Dương", người đứng đầu Bình Nhưỡng nói thêm.

Trong buổi đàm phán, đại diện quan chức 3 quốc gia lên án mạnh mẽ lần thử nghiệm này của Bình Nhưỡng là sự vi phạm nghiêm trọng nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (LHQ) về việc cấm Bình Nhưỡng sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo. “Đại diện 3 quốc gia chia sẻ quan điểm rằng, hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên sẽ càng làm tăng quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn Bình Nhưỡng tiếp tục thử nghiệm hạt nhân”, Thư ký báo chí Nhà Trắng Josh Earnest chia sẻ trong một tuyên bố tại Nhà Trắng trước đó.

Theo đó, tầm bắn của tên lửa tầm trung Musudan khoảng 2.500 - 4.000 km, bao phủ cả Hàn Quốc, Nhật Bản và có thể vươn đến các căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam. Tên lửa được giới thiệu lần đầu với thế giới trong buổi diễu binh hồi tháng 10/2010, nhưng đến nay chưa bao giờ được phóng thành công.

Quyền Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Kelly Magsanmen cũng tái khẳng định cam kết của Nhà Trắng trong việc bảo vệ đồng minh Hàn Quốc nơi có khoảng 28.500 lính Mỹ đang đóng quân.