Phong phú mẫu mã, đảm bảo chất lượng
Từ cách đây hơn một tháng, các DN Hà Nội đã chuẩn bị nguồn hàng với tổng giá trị lên đến 23.500 tỷ đồng, tăng khoảng 10 - 15% so với năm 2016. Đa phần hàng hóa phục vụ thị trường Tết là từ nguồn cung của các DN trong nước. Bà Nguyễn Thị Hải Thanh - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) cho biết: Năm nay, sản phẩm của DN nội chiếm ưu thế lớn trong cơ cấu hàng phục vụ Tết của hệ thống siêu thị Hapro Mart. Hàng nội được DN lựa chọn dự trữ phục vụ Tết có mẫu mã không thua kém hàng ngoại, song giá cả lại thấp hơn nên tạo sức cạnh tranh đáng kể.Người dân xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì mua hàng Việt tại điểm bán hàng do Sở Công Thương tổ chức. Ảnh: Hoài |
Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Nhất Nam (DN quản lý chuỗi siêu thị Fivi Mart) cũng cho biết: Dịp Tết Nguyên đán năm nay, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bánh mứt kẹo của DN trong nước sản xuất chiếm tỷ lệ khá lớn, cao hơn hẳn mọi năm. Đặc biệt, các đặc sản vùng miền mang đậm văn hóa bản sắc Việt như tôm khô, mực tẩm của phía Nam đến các loại thịt bò, lạp sườn gác bếp của đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Bắc… được nhiều người tiêu dùng (NTD) tìm mua.
Thực tế cho thấy, tại thời điểm này, một số thương hiệu thực phẩm trong nước đã khẳng định được uy tín, chất lượng như bánh kẹo Bibica, Kinh Đô, sữa Vinamilk, cà phê Trung Nguyên, thực phẩm chế biến Vissan… Trong đó, bánh kẹo có xuất xứ Việt Nam là một trong những mặt hàng đang chiếm lĩnh thị trường. Thậm chí, siêu thị Lotte Mart đã nhập 2.000 loại bánh kẹo, mứt Tết, trong đó 55% là bánh kẹo sản xuất trong nước. Ông Hồ Quốc Nguyên - Giám đốc Quan hệ công chúng Hệ thống siêu thị Big C cho biết: “Với khoảng 500 loại bánh kẹo phục vụ nhu cầu Tết (tăng 30% so với Tết năm ngoái) đang được siêu thị bày bán, có đến 95% sản phẩm được cung cấp từ các DN, thương hiệu uy tín trong nước".Hàng Việt tỏa về các vùng quêKhông chỉ tập trung ở những đô thị đông dân cư, để kích cầu tiêu dùng trong dịp Tết Đinh Dậu, các siêu thị cũng đang đẩy mạnh việc triển khai các chương trình khuyến mại hoặc tổ chức các hình thức bán hàng linh hoạt để thu hút NTD vào dịp cuối năm. Để đưa hàng Việt tới tay NTD, Sở Công Thương và các DN bán lẻ Hà Nội sẽ tổ chức 5 Hội chợ hàng Việt cùng 100 chuyến bán hàng lưu động về khu vực nông thôn, ngoại thành phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết. Cụ thể, hội chợ hàng Việt với quy mô trên 3.000m2/điểm với 150 - 200 gian hàng được tổ chức thành 2 đợt bán hàng, đợt 1 từ ngày 13 - 17/1 tại huyện Quốc Oai và Mỹ Đức; đợt 2 từ ngày 19 - 23/1 tại khu công nghiệp Đông Anh, huyện Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Thông tin từ Hapro, cùng với việc dự trữ các mặt hàng thiết yếu như thịt bò, thịt lợn, trứng, thủy sản… với tổng trị giá khoảng 1.200 tỷ đồng, phục vụ tại 70 điểm bán lẻ của Tổng Công ty, sẽ tổ chức 22 phiên chợ hàng Việt và 100 chuyến bán hàng lưu động. Về thời gian phục vụ, đối với các chuyến hàng lưu động tập trung bán hàng vào dịp trước Tết, phục vụ nhu cầu của công nhân tại các khu công nghiệp.Ông Lê Hồng Thăng - Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: “Hội chợ hàng Việt và các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 là hoạt động góp phần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Vì vậy, Sở Công Thương đã yêu cầu các DN tham gia phải bày bán hàng Việt Nam chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Ngành hàng là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, đồ uống, bánh mứt kẹo, hóa mỹ phẩm, dược phẩm, dệt may, da giầy, thiết bị điện, điện tử, đồ gia dụng...”