Theo đánh giá của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội (HPA), tiềm năng xuất khẩu hàng dệt may, da giày, túi xách, hàng thời trang Việt Nam sang thị trường này là rất lớn.
Tiềm năng lớnTheo Bộ Công Thương, Australia là một trong những quốc gia NK lớn trên thế giới, trong đó chủ yếu là các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Chỉ tính riêng năm 2016, kim ngạch NK của Australia từ các nước châu Á - Thái Bình Dương lên đến 135,5 tỷ USD. Bên cạnh đó, theo lộ trình Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia/New Zealand (AANZFTA) đã ký kết năm 2009, đến năm 2018, Australia sẽ cắt giảm 90% các loại thuế NK hàng hóa và đến năm 2020 thì 100% dòng thuế sẽ được cắt giảm xuống 0%.Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á (Bộ Công Thương) Nguyễn Phúc Nam cho biết, Australia có vai trò ngày càng quan trọng trong quan hệ thương mại với Việt Nam, bởi đây là thị trường xuất khẩu (XK) tiềm năng đối với nhiều mặt hàng của Việt Nam như nông sản, thủy sản, sản phẩm điện tử, dệt may, giày dép, vật liệu xây dựng. Hiện, rau quả và thủy sản là 2 mặt hàng Việt Nam có thế mạnh nhất khi XK vào thị trường này. Đơn cử, sau khi vải thiều trở thành trái cây tươi đầu tiên được XK vào Australia với gần 100 tấn và sau 2 mùa vụ 2015 - 2016, Australia trở thành thị trường được nhiều DN, ngành hàng nhắm đến. Theo đề nghị của Việt Nam, Australia đã mở cửa cho trái xoài và đang tiến hành những thủ tục tiếp theo cho một số trái cây khác như thanh long, chanh leo...Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, sau 6 năm thực hiện AANZFTA, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia tăng trung bình 4,7%/năm. Năm 2016, kim ngạch hai chiều đạt 5,26 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2015. Điển hình là hàng thủy sản XK sang Australia tăng từ 15,5 triệu USD (năm 2011) lên 183,7 triệu USD (năm 2016); hạt điều tăng từ 138,6 triệu USD lên 168,7 triệu USD (năm 2016 chiếm 73,6% tổng số hạt điều NK của Australia).Doanh nghiệp Việt cần chủ động hơnMặc dù Australia là thị trường lớn cho DN Việt Nam tiêu thụ sản phẩm, nhưng yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa rất cao. Chính sách thương mại và thuế của Australia minh bạch, các quy định về chất lượng, ATVSTP… rất chặt chẽ với các tiêu chuẩn rất cao. Vì vậy, khá nhiều nhà NK Australia không chấp nhận những sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của họ. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Australia Nguyễn Thị Hoàng Thúy đánh giá, Australia là thị trường tiềm năng nhưng đầy thách thức bởi những quy định ngặt nghèo về ATVSTP. Ví dụ, với vải thiều, trong lần đầu XK sang Australia, chỉ có duy nhất một lô được vào thẳng, còn lại đều phải xử lý thêm hoặc bị trả về. Nguyên nhân do phía Australia yêu cầu phải cắt hết cuống nhưng có những lô hàng không đạt chuẩn, phải bỏ ra cắt thủ công, đội chi phí và quả vải nhanh hỏng.
Vải thiều lục ngạn bày bán tại một siêu thị ở |
Chính phủ cần đề xuất với phía Australia áp dụng cơ chế “DN tự chứng nhận xuất xứ”, vừa tiết kiệm được thời gian và chi phí xin C/O, tạo thuận lợi thương mại. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các DN Australia đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam, qua đó DN Việt sẽ kết nối và hội nhập được vào mạng lưới sản xuất toàn cầu và khu vực. Như vậy, sản phẩm của Việt Nam vừa đáp ứng được quy tắc xuất xứ theo AANZFTA, vừa vượt qua được các rào cản kỹ thuật khắt khe của thị trường này. Phó Giám đốc HPA Nguyễn Thị Mai Anh |