Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Họa sĩ Trịnh Cung kiện "Mùa hè chiều thẳng đứng"

Chia sẻ Zalo

KTĐT - "Tôi đã 3 lần gửi thư điện tử vào đầu tháng 12/2010, 2 cái bằng Việt ngữ và 1 bằng Pháp ngữ, tôi chờ đợi hồi âm, nhưng đến lúc trả lời bài phỏng vấn này (ngày 23/1/2010), hơn 1 tháng rưỡi rồi, chẳng thấy một hồi âm nào, thật thất vọng."

KTĐT - "Tôi đã 3 lần gửi thư điện tử vào đầu tháng 12/2010, 2 cái bằng Việt ngữ và 1 bằng Pháp ngữ, tôi chờ đợi hồi âm, nhưng đến lúc trả lời bài phỏng vấn này (ngày 23/1/2010), hơn 1 tháng rưỡi rồi, chẳng thấy một hồi âm nào, thật thất vọng."

"Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới. Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói…”. Ca khúc nổi tiếng Cuối cùng cho một tình yêu của Trịnh Công Sơn có phần ca từ dựa sát theo bài thơ cùng tên của họa sĩ - nhà thơ Trịnh Cung. Phim Mùa Hè chiều thẳng đứng (MHCTĐ) của Trần Anh Hùng sản xuất năm 2000, đã sử dụng ca khúc này đến 3 lần nhưng không đề tên Trịnh Cung trong phần generic cuối phim.
Đến nay, họa sỹ Trịnh Cung quyết định lên tiếng với công luận về sự vi phạm này.

- Phim MHCTĐ đã hiện diện ở Việt Nam rất lâu (ít nhất là qua định dạng DVD), vậy sao đến hôm nay, khi phim Rừng Na Uy đang công chiếu, anh mới quyết định lên tiếng với Trần Anh Hùng và Hãng phim Lazennec (Pháp) về thiếu sót này?

- Đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên, do mới đây, cụ thể là trong tháng 11/2010, con tôi từ Mỹ gọi về cho biết phim MHCTĐ có sử dụng ca khúc Cuối cùng cho một tình yêu do Trịnh Công Sơn và tôi là đồng tác giả mà không thấy có tên tôi trong phần generic (chú thích) của phim này. Vì chưa xem phim nên tôi đi mua đĩa để được biết một cách rõ ràng. Và sự thực đúng là như thế, không những Trần Anh Hùng đạo diễn phim này mà chính ông là người viết kịch bản phim, đã sử dụng ca khúc ấy 3 lần trong phim với đầy đủ ca từ phổ thơ tôi viết (nguyên thủy nó là bài thơ Cuối cùng cho một tình yêu tôi đã viết vào năm 1958 và Trịnh Công Sơn phổ thơ vào năm 1959 tại Huế). Vì thấy đây là một thiếu sót về quyền tác giả của phía nhà làm phim nên tôi bắt buộc phải lên tiếng.

- Anh có thông báo với đạo diễn và Hãng phim Lazennec về việc này không? Họ trả lời như thế nào?

- Tôi đã 3 lần gửi thư điện tử vào đầu tháng 12/2010, 2 cái bằng Việt ngữ và 1 bằng Pháp ngữ, tôi chờ đợi hồi âm, nhưng đến lúc trả lời bài phỏng vấn này (ngày 23/1/2010), hơn 1 tháng rưỡi rồi, chẳng thấy một hồi âm nào, thật thất vọng.

Bên cạnh đó, tôi có nhờ em trai của Trần Anh Hùng là đạo diễn Trần Anh Dũng, đang sống ở Việt Nam, liên lạc giúp để biết ý kiến của ông ấy như thế nào (có thể do quá bận). Tôi càng thất vọng hơn khi được biết qua lời nói của Trần Anh Dũng như sau: Anh Hùng vì bận trăm công nghìn việc, đâu có thì giờ trả lời cho anh. Anh Hùng là đạo diễn, công việc đã hoàn thành, phim MHCTĐ coi như đã xong, không có trách nhiệm gì trong việc mà anh đề cập đến. Trách nhiệm này thuộc về nhà sản xuất Lazennec ở Pháp. Đây là một phim lớn, họ làm việc rất có quy củ, đã ký hợp đồng với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

- Đúng như lời Trần Anh Dũng, tôi được biết khi làm phim, Lazennec có ký hợp đồng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và đã chi trả tác quyền. Vậy thì, anh có được xem bản hợp đồng này không? Trong ấy có nói gì về quyền lợi của tác giả ca từ?

- Tôi cũng được biết như thế vì dựa vào generic của phim, thấy có nêu tên Trịnh Công Sơn, nhưng tôi không được biết trong hợp đồng họ đã thỏa thuận với nhau những gì. Hơn nữa, tôi cũng coi như đó là phần việc giữa Hãng phim Lazennec và phía gia đình Trịnh Công Sơn. Phần của tôi, hãng phim đã không thông báo hay tham khảo ý kiến khi ký hợp đồng này. Vài lần tôi tự hỏi, hay là Trần Anh Hùng và Hãng phim Lazennec không biết tôi là tác giả bài thơ, hay vì có uẩn khúc gì đây trong việc ký hợp đồng sử dụng ca khúc?

- Vậy là khi ký hợp đồng, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và gia đình cũng không thông báo gì cho anh biết hay sao?

- Giữa tôi và gia đình Trịnh Công Sơn lâu nay không còn giao hảo nên họ đã không cho tôi biết việc này. Sau năm 1975, khi in lại ca khúc này trong một tuyển tập nhạc Trịnh Công Sơn (xuất bản nửa đầu thập niên 1990), họ cũng không đề tên tôi là tác giả lời thơ (gần như lời trong ca từ), mãi đến lần xuất bản vào năm 1998 với tên sách Tuyển tập những ca khúc không năm tháng (NXB Âm nhạc), tên của tôi mới được xuất hiện với tư cách là tác giả bài thơ.

- Nếu cuối cùng họ vẫn im lặng, anh sẽ ứng xử tiếp theo như thế nào?

- Sở dĩ hôm nay tôi mới lên tiếng qua con đường báo chí là vì thất vọng khi Trần Anh Hùng đã ứng xử không sòng phẳng đối với tôi, một nghệ sĩ Việt Nam, một đồng nghiệp đi trước. Tôi không phải là người đòi tiền bản quyền một cách thô thiển mà coi giải pháp tình cảm là trên hết (như lời lẽ trong mấy E-mail mà tôi đã gửi cho ông ấy). Tôi cũng đã gởi một E-mail bằng Pháp ngữ cho ông Christophe Rosignon (nhà sản xuất của phim MHCTĐ) thông qua Hãng phim Lazennec từ hơn một tuần nay nhưng cũng không nhận được hồi âm nào. Tôi không còn sự chọn lựa nào khác là thông báo việc này ra công luận về hành vi vi phạm quyền tác giả.

Cũng xin nói thêm, tôi không chỉ đòi hỏi được đối xử công bằng cho bản thân mình mà còn cho cả những ai đã, đang và sẽ chịu chung cảnh ngộ như vậy khi thái độ làm việc của một số người làm văn hóa còn quá thiếu chuyên nghiệp như vậy. Tôi đã cố gắng hết sức để Trần Anh Hùng biết được chuyện này và mong chờ một câu trả lời thỏa đáng để cho qua, vì hy vọng một nhà sáng tạo như Trần Anh Hùng, lại sống tại một đất nước yêu chuộng văn hóa, văn minh... sẽ xử sự khác hơn, nhưng quả là thất vọng.