Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Huyện Mỹ Đức tập trung khử khuẩn, vệ sinh môi trường ngay sau khi nước rút

Văn Biên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ông Trương Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, nước tại các sông, hồ trên địa bàn đang rút nhanh. Hiện, UBND huyện Mỹ Đức đã chỉ đạo các xã thực hiện nước rút đến đâu khử khuẩn, vệ sinh môi trường đến đó.

Theo UBND huyện Mỹ Đức, tính đến 18 giờ ngày 27/9, huyện Mỹ Đức vẫn còn 2 trường Mầm non Hợp Tiến B và Mầm non An Phú B (điểm Thanh Hà) vẫn còn ngập, học sinh chưa đi học được.

Số điểm dân cư còn bị ngập khoảng 4 điểm; 5 điểm giao thông; 6km đường giao thông nội đồng; 8,2km đường giao thông nông thôn; đổ 9 cột điện...

Lực lượng chức năng xã An Phú tiến hành phun hóa chấtkhử khuẩn tại thôn Đồng Chiêm, sáng ngày 27/9. Ảnh: V. Biên
Lực lượng chức năng xã An Phú tiến hành phun hóa chấtkhử khuẩn tại thôn Đồng Chiêm, sáng ngày 27/9. Ảnh: V. Biên

Ông Trương Anh Tuấn - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, đợt mưa bão vừa qua, toàn huyện Mỹ Đức có 3.700 hộ bị ngập, nước tràn vào nhà. Số hộ di dời đến nơi an toàn là 1.634 hộ (6.007 người).

“Đến thời điểm này, số người đã quay trở về nhà sau khi di dời là 5.200 người, chỉ còn 807 (xã Hợp Thanh) người chưa quay về  nhà” - ông Trương Anh Tuấn thông tin.

Theo ông Trương Anh Tuấn, tính đến ngày 27/9, có khoảng trên 195 tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ cho người dân các xã (Hợp Thanh, Hợp Tiến, An Phú, Phúc Lâm…) bị ảnh hưởng do mưa bão: 32,5 tấn gạo; 6.613 thùng mỳ tôm; 14.278 thùng, bình nước uống; 1.888 hộp sữa; 1.873kg rau củ quả; 1.203kg thịt lợn; 2.357 hộp bánh lương khô, bánh gạo; 2.079 chai nước mắm; 665 thùng bột canh; 2.029 chai dầu ăn; 2.036 gói mỳ chính; 1.876 áo phao; 2.865 đèn pin; 334,1 triệu đồng tiền mặt và các đồ dùng thiết yếu như: Áo mưa, nến cốc, máy lửa, bếp gamini, bếp cồn, thuốc khử trùng.

Nhân dân xã An Phú rắc vôi bột khử khuẩn. Ảnh: V. Biên
Nhân dân xã An Phú rắc vôi bột khử khuẩn. Ảnh: V. Biên

Đến nay, lãnh đạo huyện Mỹ Đức, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện, các xã, thị trấn tiếp tục ứng trực theo dõi diễn biến của thời tiết để kịp thời chỉ đạo; kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất và đảm bảo đời sống của Nhân dân sau mưa, bão, úng.

Tiếp tục chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh, công tác vệ sinh môi trường sau bão, mưa úng và công tác phòng, chống sạt lở, mưa, lũ rừng ngang… và các nhiệm vụ theo chỉ đạo của TP. Tiếp tục chỉ đạo kiểm tra, chủ động ứng phó sự cố đê điều, thủy lợi theo phương châm 4 tai chỗ.

"Hỗ trợ kịp thời nhu yếu phẩm thiết yếu, không ai bị đói, không có chỗ ở. Điều tiết, phân luồng giao thông kịp thời đàm bảo an toàn tại các điểm ngập, úng. Tiếp tục phối hợp, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng do thiên tai gây ra và khôi phục sản xuất ổn định đời sống sau mưa, bão, úng” - ông Trương Anh Tuấn nhấn mạnh.