Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Huyện Phú Xuyên sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững

Ngọc Ánh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Trần Công Thành tại hội thảo Nhịp cầu nhà nông do Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND huyện Phú Xuyên tổ chức ngày 5/7.

Theo ông Thành, nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững, hiện nay, Phú Xuyên đang triển khai xây dựng trạm bơm Thụy Phú 2 để cung cấp đủ nước phục vụ bà con sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Thoa - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NN&PTNT) giải đáp thắc mắc của nông dân.
Cùng với trạm bơm Liên Mạc sẵn có, nông dân sẽ không phải lấy nước từ sông Nhuệ để sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đang tiếp tục hỗ trợ nông dân Khai Thái về kỹ thuật và hạ tầng sản xuất rau cần an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hỗ trợ nông dân Hồng Thái xây dựng mô hình trồng măng tây xanh. Đối với các xã có diện tích đất bãi ven sông Hồng trên địa bàn cũng được hỗ trợ để trồng cây ăn quả và rau an toàn.

Tại hội thảo, nông dân Phú Xuyên bày tỏ sự quan tâm đến các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp của TP và huyện đang triển khai trên địa bàn. Giải đáp thắc mắc của bà con, đại diện Sở NN&PTNT cho hay, Phú Xuyên là 1 trong 3 vùng trọng điểm canh tác lúa của TP, với diện tích gieo cấy trung bình hơn 8.000ha/vụ. Nhiều năm liền Phú Xuyên thuộc top các huyện đi đầu trong sản xuất lúa chất lượng cao và ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất lúa. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa hơn nữa, huyện cần chú trọng việc lựa chọn, khoanh vùng và hướng dẫn nông dân canh tác đúng kỹ thuật đối với các giống lúa ngắn ngày. Tiêu chí của giống lúa ngắn ngày hiện nay gồm: Năng suất ổn định, chống chịu sâu bệnh và thích ứng biến đổi khí hậu.
Đáng chú ý, nhiều nông dân, chủ trang trại đã mạnh dạn trao đổi với các nhà quản lý về các giải pháp giải cứu đàn lợn mà Bộ NN&PTNT cũng như Sở NN&PTNT Hà Nội đang thực hiện. Đa số ý kiến cho rằng, mặc dù giải pháp thiết thực nhưng số lượng lợn được giải cứu vẫn còn khá khiêm tốn và việc giải cứu còn chậm trễ khiến nhiều hộ chăn nuôi buộc phải phá đàn.