Với thời hạn 20 năm, giai đoạn 11 của dự án South Pars sẽ đạt sản lượng khai thác 50 triệu m3 khí đốt/ngày.
Đây là thương vụ hợp tác quốc tế lớn nhất của Iran kể từ khi các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Tehran được nới lỏng hồi đầu năm 2016. Cuối năm ngoái, Tập đoàn năng lượng của Pháp đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Iran để tham gia phát triển giai doạn 11 dự án South Pars cùng với Tập đoàn dầu mỏ quốc gia Trung Quốc (CNPC) và công ty Petropars của Iran.
Theo thỏa thuận từ tháng 11 năm ngoái, Total sẽ sở hữu 51% của dự án, trong khi CNPC giữ 30% và tỷ lệ của Petropars là 19,9%.
Thương vụ này sẽ nhiều cơ hội hợp tác hơn nữa cho Iran, ông Robin Mills - người đứng đầu công ty tư vấn Năng lượng Qamar nhận định. Ngoài Total, Iran cũng đang kêu gọi các công ty nước ngoài khác như Royal Dutch Shell Plc (Hà Lan) và Lukoil PJSC (Nga) đầu tư vào lĩnh vực dầu khí để tăng sản lượng. Thương vụ này cũng đem lại cho Iran sự ủng hộ về mặt ngoại giao từ Pháp và Trung Quốc trong nỗ lực ngăn ngừa các lệnh trừng phạt mới.
Iran là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới và là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Sản lượng dầu của nước này đã tăng 33% vào năm ngoái sau khi các biện pháp trừng phạt liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này được dỡ bỏ vào tháng 1/2016.