Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khám sức khỏe cho người lao động còn qua loa

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chiều 12/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ).

Theo nhiều đại biểu, việc ban hành luật này là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn với người lao động, song nhiều quy định trong dự án luật còn chung chung, chưa rõ trách nhiệm.

Tai nạn lao động (TNLĐ) đang trở thành một trong những nỗi lo của toàn xã hội, song thực tế việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động lại chưa được quan tâm nhiều.

 Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (đoàn Hòa Bình) dẫn chứng, vụ sập mỏ vàng ở Yên Bái làm 8 người thiệt mạng nhưng chỉ đền bù 50 triệu đồng/người. Thử hỏi, lãnh đạo địa phương có trách nhiệm tới đâu trong vấn đề này? Do đó, cần quy định chặt chẽ hơn về quyền, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động và đặc biệt là trách nhiệm của cơ quan quản lý địa phương.

Theo đại biểu Sinh, quy định chặt chẽ để khi xảy ra tai nạn lao động sẽ xử lý đúng. Nếu người lao động sai, họ cũng phải chịu trách nhiệm của họ. Nếu người sử dụng lao động vi phạm công tác an toàn lao động thì phải có cơ chế bồi thường, nếu sai phạm lớn thì xử lý hình sự.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Một vấn đề khiến nhiều đại biểu băn khoăn là trong dự án Luật ATVSLĐ chưa nói đến trách nhiệm của Bộ Y tế. Hiện nay, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động chưa đảm bảo. Theo đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà (đoàn Hà Nội), ở các khu công nghiệp, công nhân được chủ DN bố trí đi khám sức khỏe nhưng hàng trăm, hàng ngàn lao động chỉ khám trong thời gian ngắn nên chưa kịp kê khai đầy đủ bác sĩ đã khám xong. Do đó, phải có vai trò của Bộ Y tế trong đảm bảo sức khỏe cho NLĐ, nhất là đối với lao động ở các lĩnh vực độc hại.

Cũng liên quan đến việc khám chữa bệnh cho người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc độc hại, đại biểu Đoàn Nguyễn Thùy Trang (đoàn TP Hồ Chí Minh) cho rằng, bất cập hiện nay là người sử dụng lao động thì không quan tâm, còn người lao động thì không muốn tham gia khám sức kh
ỏe. Bởi họ ngại khi phát hiện ra bệnh sẽ ảnh hưởng đến việc làm của mình. Do vậy, theo đại biểu Trang, Luật cần quy định cụ thể về khám sức khỏe định kỳ, để tránh cách làm đối phó của người sử dụng lao động.

Trong đó, với những nghề nặng nhọc, độc hại, cần phải có danh mục khám sức khỏe bắt buộc. Sau khi có kết quả, thì xử lý như thế nào khi mà thực tế có việc người sử dụng lao động không giữ bảo mật thông tin về sức khỏe cho người lao động. Nếu không có quy định chặt chẽ thì người lao động không yên tâm. Cần phải có bố trí công việc phù hợp với tình hình sức khỏe của người lao động, đảm bảo công ăn việc làm ổn định, không bị phân biệt đối xử.

Nhiều đại biểu cũng đề nghị quy định rõ DN phải tiến hành khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, chứ không chỉ khám sức khỏe định kỳ. Đồng thời phải quy định việc thanh tra, kiểm tra việc khám sức khỏe của người lao động trong các DN...