KTĐT - Tại Hà Tĩnh, mì tôm, lương khô vẫn thiếu thốn và người dân vẫn phải đun nấu bằng nước mưa. Trong khi đó, giá áo phao đang tăng chóng mặt.
Đường bộ vẫn đang là… đường sông
Hôm nay (20/10), nước lũ đã xuống nhưng rất chậm, nhiều xã trong huyện Can Lộc của tỉnh Hà Tĩnh vẫn ngập sâu trong biển nước. Tại khu 9 Can Lộc, 4 bề mênh mông là nước và chỉ có thể nhìn thấy đường bộ nếu… lặn xuống phía dưới khoảng 1m.
Trong căn nhà dựng chiếc xe máy là tài sản đáng giá nhất đang bị ngập qua lốc máy, anh Tình Thương (khu 9 - Can Lộc) cho biết, từ ngày lũ đến nay thì mỗi người trong gia đình anh nhận được 2 gói mì tôm, trong khi vấn đề nước sạch vẫn vô cùng thiếu thốn. “Gia đình phải hứng nước mưa để đun nấu, nước mưa cũng sắp hết rồi”, anh chia sẻ.
Cách đó không xa là hộ gia đình anh Trần Huệ, ngôi nhà này được xây khá vững chắc và có một gác lửng nên đây là nơi được nhiều người hàng xóm xung quanh tìm tới khi chạy lụt, hiện đây là nơi sinh hoạt của 5 hộ gia đình với 7 trẻ em. Anh Huệ cũng chia sẻ về tình trạng nước sạch và thực phẩm tương tự như hộ gia đình anh Thương và đây cũng là tình trạng chung tại đây.
Mặc dù qua thông tin báo đài, bão đã chuyển hướng và có thể sẽ không vào Việt Nam nhưng tâm trạng của người dân vẫn hết sức lo âu. Anh Võ Quang Mách (xã Thạch Lộc – Thạch Hà) nói: “Gia đình khó khăn, cả hai vợ chồng đều phải đi làm thuê ở Hà Nội, hai đứa con (đứa nhỏ 2 tuổi, đứa lớn 9 tuổi) phải gửi ông bà, nước thì ngập hết cả nhà, điện thoại không gọi được do hết pin… Trước đó mọi người thông báo rằng ở nhà giờ may còn có lạc rang muối dự trữ để ăn, lương thực và nước uống cũng đã cạn”.
Phải tới ngày 20/10 anh Mách mới tiếp cận được tới gần nhà do lũ vẫn còn cao, trước đó anh đã qua phố Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) mua 5 cái áo phao với giá 120.000 đồng/chiếc về để cho người thân đề phòng con nước dữ.
Trong khi đó, tại chợ Vinh áo phao giá lên tới 240.000 đồng/chiếc mà vẫn sốt hàng, một tiểu thương tại đây cho biết, tâm lý lo lắng cộng với lượng hàng còn ít nên giá cao.
Tiếp tục tập trung cứu trợ cho dân
Trong những ngày nay, hầu hết cán bộ cấp Ủy Đảng của các huyện thị đều tập trung 24/24 để ứng phó với những diễn biến tiếp theo của lũ và tập trung cho công tác cứu trợ đồng bào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (Chánh văn phòng UBND xã Can Lộc) chia sẻ: “Hiện mỗi ngày chúng tôi viện trợ 10 tấn mì tôm cho bà con, hàng viện trợ vẫn đang về liên tục với sự hỗ trợ của tỉnh cũng như các ban ngành, đoàn thể và doanh nghiệp khác”. Can Lộc là một trong những huyện gặp thiệt hại nhiều nhất với 9 người chết, thiệt hại về tài sản vẫn chưa tính được nhưng theo đánh giá là rất nhiều tỉ đồng đã bị cuốn trôi.
Do đặc trưng của Can Lộc có tới 7 hồ đập, trong đó có 5 hồ đập lớn đang trong diện nâng cấp nên nếu xẩy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm, Huyện đã cho người trực toàn thời gian tại đây để sẵn sàng nếu có sự cố xẩy ra. Cũng theo ông Dũng, hiện hàng viện trợ cần thiết nhất cho bà con vẫn là mì tôm và lương khô vì vấn đề đun nấu vẫn rất khó khăn.
Hà Tĩnh vẫn đang đẩy mạnh giải quyết về vấn đề lương thực cứu đói, trong khi Giám đốc Trung tâm Nước sạch VSMT nông thôn Hà Tĩnh là ông Nguyễn Viết Nhất cho biết thêm: “Hiện tại, Hà Tĩnh có 2 đợt hỗ trợ hóa chất lọc nước cho người dân, đợt 1 là 700 hộp Chlrramine B và 500 hộp pur (một hộp 240 gói), với mỗi gói pur có thể lọc 10 lít nước, một hộ gia đình được cung cấp 5 dây (1 dây 12 gói) có thể đủ để lọc nước sạch trong vòng 1 tuần. Đợt 2 sẽ cung cấp một lượng hóa chất tương tự, cộng thêm 1000 viên aquata để xử lý nước bể và nước giếng sau khi lũ rút”.
Đường bộ vẫn đang là… đường sông
Hôm nay (20/10), nước lũ đã xuống nhưng rất chậm, nhiều xã trong huyện Can Lộc của tỉnh Hà Tĩnh vẫn ngập sâu trong biển nước. Tại khu 9 Can Lộc, 4 bề mênh mông là nước và chỉ có thể nhìn thấy đường bộ nếu… lặn xuống phía dưới khoảng 1m.
Trong căn nhà dựng chiếc xe máy là tài sản đáng giá nhất đang bị ngập qua lốc máy, anh Tình Thương (khu 9 - Can Lộc) cho biết, từ ngày lũ đến nay thì mỗi người trong gia đình anh nhận được 2 gói mì tôm, trong khi vấn đề nước sạch vẫn vô cùng thiếu thốn. “Gia đình phải hứng nước mưa để đun nấu, nước mưa cũng sắp hết rồi”, anh chia sẻ.
Cách đó không xa là hộ gia đình anh Trần Huệ, ngôi nhà này được xây khá vững chắc và có một gác lửng nên đây là nơi được nhiều người hàng xóm xung quanh tìm tới khi chạy lụt, hiện đây là nơi sinh hoạt của 5 hộ gia đình với 7 trẻ em. Anh Huệ cũng chia sẻ về tình trạng nước sạch và thực phẩm tương tự như hộ gia đình anh Thương và đây cũng là tình trạng chung tại đây.
Mặc dù qua thông tin báo đài, bão đã chuyển hướng và có thể sẽ không vào Việt Nam nhưng tâm trạng của người dân vẫn hết sức lo âu. Anh Võ Quang Mách (xã Thạch Lộc – Thạch Hà) nói: “Gia đình khó khăn, cả hai vợ chồng đều phải đi làm thuê ở Hà Nội, hai đứa con (đứa nhỏ 2 tuổi, đứa lớn 9 tuổi) phải gửi ông bà, nước thì ngập hết cả nhà, điện thoại không gọi được do hết pin… Trước đó mọi người thông báo rằng ở nhà giờ may còn có lạc rang muối dự trữ để ăn, lương thực và nước uống cũng đã cạn”.
Phải tới ngày 20/10 anh Mách mới tiếp cận được tới gần nhà do lũ vẫn còn cao, trước đó anh đã qua phố Trịnh Hoài Đức (Hà Nội) mua 5 cái áo phao với giá 120.000 đồng/chiếc về để cho người thân đề phòng con nước dữ.
Trong khi đó, tại chợ Vinh áo phao giá lên tới 240.000 đồng/chiếc mà vẫn sốt hàng, một tiểu thương tại đây cho biết, tâm lý lo lắng cộng với lượng hàng còn ít nên giá cao.
Tiếp tục tập trung cứu trợ cho dân
Trong những ngày nay, hầu hết cán bộ cấp Ủy Đảng của các huyện thị đều tập trung 24/24 để ứng phó với những diễn biến tiếp theo của lũ và tập trung cho công tác cứu trợ đồng bào.
Ông Nguyễn Tiến Dũng (Chánh văn phòng UBND xã Can Lộc) chia sẻ: “Hiện mỗi ngày chúng tôi viện trợ 10 tấn mì tôm cho bà con, hàng viện trợ vẫn đang về liên tục với sự hỗ trợ của tỉnh cũng như các ban ngành, đoàn thể và doanh nghiệp khác”. Can Lộc là một trong những huyện gặp thiệt hại nhiều nhất với 9 người chết, thiệt hại về tài sản vẫn chưa tính được nhưng theo đánh giá là rất nhiều tỉ đồng đã bị cuốn trôi.
Do đặc trưng của Can Lộc có tới 7 hồ đập, trong đó có 5 hồ đập lớn đang trong diện nâng cấp nên nếu xẩy ra sự cố sẽ rất nguy hiểm, Huyện đã cho người trực toàn thời gian tại đây để sẵn sàng nếu có sự cố xẩy ra. Cũng theo ông Dũng, hiện hàng viện trợ cần thiết nhất cho bà con vẫn là mì tôm và lương khô vì vấn đề đun nấu vẫn rất khó khăn.
Hà Tĩnh vẫn đang đẩy mạnh giải quyết về vấn đề lương thực cứu đói, trong khi Giám đốc Trung tâm Nước sạch VSMT nông thôn Hà Tĩnh là ông Nguyễn Viết Nhất cho biết thêm: “Hiện tại, Hà Tĩnh có 2 đợt hỗ trợ hóa chất lọc nước cho người dân, đợt 1 là 700 hộp Chlrramine B và 500 hộp pur (một hộp 240 gói), với mỗi gói pur có thể lọc 10 lít nước, một hộ gia đình được cung cấp 5 dây (1 dây 12 gói) có thể đủ để lọc nước sạch trong vòng 1 tuần. Đợt 2 sẽ cung cấp một lượng hóa chất tương tự, cộng thêm 1000 viên aquata để xử lý nước bể và nước giếng sau khi lũ rút”.