Khó khăn bủa vâyChủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho biết, bước sang năm 2019, việc siết chặt các thủ tục pháp lý và chính sách tài chính – tín dụng, đã làm ảnh hưởng lớn đến DN BĐS, phần lớn đều hoạt động một cách cầm chừng.Chi phí thực hiện dự án tăng cao do những nút thắt về thủ tục hành chính liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, trong khi nhiều dự án bị dừng triển khai thì DN vẫn phải sử dụng tài chính cho nhiều chi phí khác nhau như trả lãi – gốc tiền vay ngân hàng, chi phí quản lý DN, quản lý dự án…
Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhiều dự án bị cơ quan có thẩm quyền dừng tiếp nhận xử lý hồ sơ thẩm duyệt quy hoạch chi tiết 1/500. Quy trình, thủ tục tính tiền sử dụng đất dự án; thủ tục thẩm duyệt thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và cấp giấy phép xây dựng các công trình đối với công trình cấp I (trên 24 tầng) cũng đang bị kéo dài.
Khó xảy ra ''bong bóng'' BĐS ở thời điểm hiện tại.Nhiều nhà đầu tư thứ cấp, với mục đích “lướt sóng” kiếm lời nhanh, đặc biệt là ở các sản phẩm đất nền cũng bị đình trệ, do giá bán đã được đẩy cao hơn nhiều so với giá thực. Cũng theo đại diện Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc thiếu nguồn cung mới và số dự án được cấp phép ít đi đã khiến cho thị trường bị chững lại.Tuy vậy, nhu cầu thực tế trên thị trường còn rất lớn. Thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, quý III/2019 lượng giao dịch nhà ở trên thị trường rất khả quan, tỷ lệ hấp thụ của TP Hồ Chí Minh đạt trên 90%, thậm chí có phân khúc lên tới 95 - 97%.Điều tiết hiệu quả thị trườngTừ đầu năm 2019 đến nay, tỷ lệ hấp thụ của các sản phẩm trên thị trường tương đối cao nhưng do nguồn cung hạn chế nên giá bán được các DN đẩy lên. Từ đó nhiều ý kiến quan ngại, việc khan hiếm sản phẩm trên thị trường sẽ dễ dẫn đến nguy cơ “bong bóng”. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, các chuyên gia cho rằng, ở thời điểm hiện tại và cả trong giai đoạn ngắn từ 1 – 2 năm tới đây khó có thể xảy ra “bong bóng” BĐS.Lý giải về điều này, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam Nguyễn Trần Nam cho rằng, thị trường BĐS có xu hướng tăng chậm lại so với mức tăng bình quân, nhu cầu trên thị trường có, sức thanh toán có nhưng do ngân hàng cơ cấu lại nên dẫn đến sự giảm sút.“Các vấn đề liên quan đến thủ tục pháp lý, tín dụng bị siết chặt làm cho DN giảm tần suất hoạt động. Trong khi đó quỹ đất ngày càng khan hiếm, đặc biệt là tại các thị trường lớn, vì vậy trong vòng 1 – 2 năm tới khó có thể xảy ra “bong bóng” BĐS” – ông Nam nhận định.Cùng quan điểm, chuyên gia nghiên cứu thị trường Nguyễn Minh Ngọc – Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, trong thời gian gần đây, thị trường ghi nhận giá các sản phẩm có tăng giá đều đặn theo từng quý nhưng vẫn duy trì ở mức ổn định. “Giá bán các sản phẩm tăng do nguồn cung ít, buộc DN phải tăng giá để bù vào các chi phí khác nhưng không tăng vọt cho thấy thị trường vẫn đang ổn định” – ông Ngọc nói.Còn theo Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh Lê Hoàng Châu, lãi suất huy động tiết kiệm hiện nay khá ổn định và có xu thế tăng cao hơn đối với các khoản gửi dài hạn. Cơ quan Nhà nước đã có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng kịp thời, hiệu quả công cụ về thuế, tín dụng, kế hoạch sử dụng đất, chủ trương đầu tư dự án… để điều tiết hiệu quả thị trường. Các DN, ngân hàng, nhà đầu tư và người tiêu dùng đều thông minh hơn. Do vậy, đến nay có thể khẳng định sẽ khó xảy ra “bong bóng” BĐS.