Nghị định 20 không những chống chuyển giá, hạn chế xói mòn nguồn thu mà còn giúp lành mạnh nền tài chính quốc gia, hạn chế việc DN vốn mỏng, chủ yếu đầu tư dựa vào vốn vay ngân hàng. Nghị định này thực hiện trên cơ sở kiến nghị của các nước OECD và các nước G20 yêu cầu các nước tập trung chống chuyển giá và thoái mòn nguồn thu. Việt Nam là nước thứ 100 gia nhập diễn đàn BEPS về chống xói mòn nguồn thu. BEPS đưa ra quy định khống chế lãi vay trên từ 10 - 30% và Chính phủ Việt Nam đã cân nhắc chọn mức trung bình là 20% trên cơ sở khảo sát 12.000 tập đoàn trên toàn cầu. Quy định này hoàn toàn có cơ sở và đã tính tới thực tế của Việt Nam. Đại diện Tổng cục ThuếKhoản 3, Điều 8, Nghị định 20 quy định tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh công với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao (EBITDA) trong kỳ của người nộp thuế. Khi đó, phần chi phí lãi vay vượt quá 20% sẽ bị coi là chi phí không hợp lý và bị tính thuế. Thời gian qua, nhiều DN đã gửi văn bản lên Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế bày tỏ lo ngại nếu bị khống chế tỷ lệ lãi vay sẽ gây khó khăn lớn cho DN. Việc khống chế trần lãi vay là tác động lên hoạt động đi vay và cho vay lại giữa công ty mẹ và các công ty thành viên - vốn rất phổ biến trong các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước cũng như tư nhân. Công ty mẹ đóng vai trò đầu mối huy động vốn vay từ các nguồn trong nước và nước ngoài, sau đó chuyển tiếp phần vốn này cho các công ty con. |
Khống chế chi phí lãi vay: Chống thất thu thuế, bảo đảm nguồn tín dụng
Kinhtedothi - Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, luật sư Hà Huy Phong - Giám đốc Công ty Luật Inteco cho rằng, về mặt vĩ mô, việc khống chế chi phí lãi vay theo Nghị định 20/2017/NĐ-CP là hợp lý, chống thất thu thuế, bảo đảm nguồn tín dụng được phân phối cho đơn vị có nhu cầu sử dụng trực tiếp. Tuy nhiên, Nghị định này cũng đang gây khó cho một số DN lớn hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.
Đối với các DN trực tiếp vay vốn và sử dụng vốn thì không lo ngại về ảnh hưởng của quy định này, bởi đã được che chắn bởi giải pháp sử dụng chi phí khấu hao. Nói cách khác, DN vay vốn lớn thì đầu tư vào tạo lập tài sản lớn nên giá trị khấu hao cũng khá lớn, đủ để khắc chế quy định nêu trên của Nghị định 20/2017. Tuy nhiên, đối với DN không trực tiếp sử dụng vốn thì không có công cụ chi phí khấu hao nên sẽ bị tác động khá mạnh bởi quy định này. Một tỷ lệ không nhỏ lãi suất vay nợ sẽ không được tính là chi phí hợp lý khi tính toán lợi nhuận chịu thuế, nên nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước bị đội lên khá lớn. Quy định này cũng hạn chế được tình trạng DN FDI sử dụng công cụ vay vốn với lãi suất cao để chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.
Nhưng vì quy định của Nghị định 20/2017 gây khó cho một số DN lớn hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khối DN này nên bắt buộc chúng ta phải cân nhắc giữa quyền lợi của một số DN đó và lợi ích chung của cả nền kinh tế.Theo đại diện Tổng cục Thuế, quy định khống chế chi phí lãi vay cũng một phần để hạn chế tình trạng vốn mỏng của DN Việt. Ý kiến của ông thế nào về vấn đề này?- Về mặt vĩ mô, tôi cho rằng quy định như vậy là hợp lý, chống thất thu thuế, đảm bảo nguồn tín dụng được phân phối cho đơn vị có nhu cầu sử dụng trực tiếp, thay vì phải chảy qua đơn vị trung gian, tạo rủi ro về cấp tín dụng và thị trường tài chính. Các DN cần nỗ lực làm ăn bài bản, giữ uy tín để đảm bảo chỉ số tín nhiệm tín dụng tốt, có kế hoạch kinh doanh bền vững, thay vì dựa dẫm vào công ty mẹ để huy động vốn.Cân nhắc lợi ích chung của nền kinh tếTheo Tổng cục Thuế, trong khi các DN FDI không có kiến nghị thì các DN Việt Nam, trong đó, chủ yếu là khối DN bất động sản và một số DN, tập đoàn lớn sử dụng nhiều vốn vay lại kêu ca rất nhiều về quy định này?- Các DN FDI cho công ty vay theo hình thức rót vốn trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam thì công ty mẹ không bị chịu điều chỉnh bởi Nghị định 20/2017. Bên cạnh đó, DN FDI còn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để chuyển giá ra nước ngoài thay vì công cụ lãi suất. Bởi vậy, họ không có lý do để phản đối. Chỉ có một số DN lớn nội địa, đang có các hoạt động huy động vốn thông qua vay vốn, phát hành trái phiếu mới bị ảnh hưởng bởi quy định này.Vậy, theo ông, làm sao để Nghị định 20 đạt được các mục tiêu đề ra mà vẫn tạo điều kiện cho các DN trong nước không bị ảnh hưởng quá nhiều?- Rõ ràng là Bộ Tài chính đang ở một thế rất khó, bởi thiệt hại của các DN lớn đang hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con là có thật. Nếu đồng ý sửa đổi quy định này thì bị coi là mở đường cho các DN đi vay để đầu tư và tiềm ẩn khả năng mất an toàn của thị trường vốn. Đồng thời mở đường cho DN FDI chuyển lợi nhuận ra nước ngoài qua công cụ lãi suất nhằm trốn thuế. Vì vậy, như tôi nói ở trên, trong tình huống này, chúng ta phải cân nhắc giữa quyền lợi của DN và lợi ích chung của cả nền kinh tế.Nhiều DN Việt vẫn cho rằng, Nghị định 20 mục tiêu là nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá của khối FDI qua các giao dịch liên kết nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến DN trong nước. Có vẻ như họ đang hiểu nhầm hoặc cố tình hiểu nhầm đối tượng, mục tiêu mà Nghị định này hướng đến?- Phải khẳng định rằng, Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định quản lý thuế đối với DN liên kết, chứ không phân biệt riêng DN FDI hay DN trong nước, tức là không phân biệt về nguồn gốc vốn chủ sở hữu của DN. Đúng là đối tượng chịu tác động nhiều nhất là DN trong nước đang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con nhưng sự thiệt thòi này là lựa chọn bắt buộc phải chấp nhận nếu xét trên bình diện quốc gia.Nghị định 20/2017 đưa ra một bộ các công cụ chống chuyển giá và chống xói mòn thuế giữa các DN liên kết chứ không riêng gì quy định này. Tùy thuộc mỗi loại hình tổ chức của DN mà sự ảnh hưởng của quy định sẽ thể hiện ở những khía cạnh nhất định. Việc đòi hỏi bỏ đi những quy định ảnh hưởng đến mình nhưng gây ảnh hưởng xấu đến cả nền kinh tế hay mục tiêu chung của quản lý thuế là không hợp lý.Xin cảm ơn ông!