Nghiên cứu khảo sát 1334 phụ nữ mới sinh và theo dõi trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên. Người mẹ sẽ phải báo cáo lại tất cả những loại thực phẩm mà con họ đã ăn. Các bà mẹ cho biết họ đã cho con của họ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi. 24% phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, và 53% nuôi bằng sữa bột đều cho trẻ ăn thức ăn đặc quá sớm.
Các nhà nghiên cứu cho biết trước 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ để ăn các loại thức ăn đặc. Trẻ sẽ nuốt thức ăn không đúng cách và gặp khó khăn khi ăn. Ngoài việc bổ sung các vitamin, APP khuyến cáo sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi
Nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ ăn các loại thức ăn đặc quá sớm sẽ gia tăng nguy cơ các bệnh mãn tính sau này như béo phì và bệnh chàm. Ngoài ra, việc ăn thức ăn sớm sẽ làm giảm thời gian nuôi con bằng sữa mẹ trong khi sữa mẹ đã được chứng minh là tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh.
Phát hiện này nhấn mạnh mối liên quan giữa thời gian các bà mẹ bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc và những nguy cơ gặp phải, theo nhà nghiên cứu Kelley Scanlon, một nhà dịch tễ học về dinh dưỡng, hoạt động thể chất và béo phì tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ.
Scanlon nói các bà mẹ có rất nhiều lí do để giải thích cho việc làm của họ.
Có bà mẹ nghĩ rằng con của họ đã đủ tuổi để ăn thức ăn đặc. Lí do khác là họ sợ trẻ bị đói và muốn cho chúng ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ và sữa bột. Khi trẻ khóc không có nghĩa là chúng đói mà có thể vì nhiều lí do khác. Điều này chỉ ra rằng một tỷ lệ lớn các bà mẹ không nhận thức đúng đắn về thời gian cho trẻ ăn.
Bác sĩ nhi khoa và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần phải cung cấp các hướng dẫn rõ ràng và chính xác cho các bà mẹ về thời gian bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc
Nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 25 tháng 3 của tạp chí Pediatrics.