Dù vậy sự việc vẫn xôn xao, người dân thực sự hoang mang. Quả thực, đa phần người dân mua vàng theo cảm quan và... lòng tin, bởi việc kiểm định chất lượng vàng bằng mắt, bằng tay là không thể. Thiếu tuổi, thiếu trọng lượng - chuyện thường Kết luận sự việc, Bảo Tín Minh Châu thừa nhận: “Nhân viên Công ty chúng tôi đã giao hàng nhầm cho khách mà bỏ qua khâu đối chiếu và cân kiểm tra trọng lượng sản phẩm với giấy đảm bảo vàng”. Bảo Tín Minh Châu cho biết đã tiến hành giải quyết bằng cách mua lại theo giấy đảm bảo là 7 chỉ như trong giấy bảo đảm và xin nhận bồi thường cho vị khách kia các chi phí phát sinh.
“Cũng may là còn giữ lại giấy đảm bảo” - anh Lâm ở Đống Đa, Hà Nội nhận xét, và cho biết thêm: “Tôi cũng bị giống trường hợp này rồi nhưng do mất hóa đơn nên nói không lại. Chỉ khuyên mọi người là khi đi mua vàng nên cẩn thận. Ngay cả mua – bán tại cùng một cửa hàng hay có hóa đơn cũng vậy”. Trường hợp của bà Trang (Bạch Mai), mang biên nhận quay trở lại cửa hàng trang sức cũ yêu cầu bồi thường, bà được chủ cửa hàng chấp nhận ngay, và căn cứ theo hóa đơn, cửa hàng mua lại số vàng theo giá đã ghi, trừ đi 5%. Mua trang sức theo kiểu tách rời giá công, giá đá, giá vàng như trường hợp của bà Trang đã thiệt. Tuy nhiên, mua theo món của các công ty lớn được đảm bảo tuổi vàng, nhưng người mua không xác định được trọng lượng vàng, giá công, giá hạt đá cũng bị thiệt không kém. Khách hàng chịu thiệt Thực tế trên cho thấy, khách hàng đang chịu nhiều thiệt thòi khi mua bán vàng. Họ không biết được chính xác hàm lượng vàng trang sức, mỹ nghệ khi mua hay bán, tức người bán nói sao thì biết vậy. Không những vậy, từ lâu, tình trạng gian lận vàng vẫn diễn ra phổ biến, thị trường vàng bát nháo khiến các cơ sở kinh doanh không công nhận hàm lượng vàng trong sản phẩm của nhau. Mỗi đơn vị lại sử dụng các phương pháp thử vàng khác nhau nên có khi cùng một loại vàng nhưng giám định ở các cửa hàng khác nhau thì cho ra kết quả khác nhau. Điều này khiến người mua bán vàng lúng túng… không biết đâu mà lần. Đầu tháng 8 có việc cần đến tiền, gia đình chị Trần Kim Thanh ở Cầu Giấy, Hà Nội phải mang mấy chỉ vàng đã tích cóp từ nhiều năm nay đi bán. Thế nhưng tại mấy cửa hàng vàng gần nhà khi cân thử thì trọng lượng và tuổi vàng đều thiếu so với hóa đơn mua hàng trước đó, mặc dù chị đã cất kỹ, không đem ra sử dụng, đeo, nên trường hợp hao vàng do sử dụng theo chị là không có. Lý giải về chuyện gian lận tuổi vàng và gian lận trọng lượng, đại diện một cơ sở kinh doanh vàng nói nguyên nhân một phần là do các DN cạnh tranh nhau bằng cách giảm giá gia công, cộng thêm phần hao hụt vàng trong quá trình sản xuất và các khoản chi phí này được đẩy vào việc giảm chất lượng vàng để bù đắp. Chủ một tiệm vàng trên phố Thanh Nhàn cho hay, ngay cả khi người bán vàng không đủ tuổi, thiếu trọng lượng thì người mua rất khó phát hiện. Theo Hiệp hội Kinh doanh vàng, quy chuẩn kiểm định chất lượng vàng trang sức đang “có vấn đề”. Theo quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BKHCN của Bộ KH&CN, mức sai số hàm lượng vàng cho phép là 0,1 - 0,3% nhưng thực tế mức sai số hiện nay thường là 1 - 3%. Tình trạng gian lận tuổi vàng, thiết bị cân đo không đạt chuẩn vẫn còn phổ biến. Hiệp hội Kinh doanh Vàng đề nghị Bộ KH&CN tổng kết, đánh giá lại những quy định của Thông tư 22 về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường để sửa đổi, bổ sung những điều khoản không còn phù hợp với tình hình hiện nay. Điều này nhằm nâng cao chất lượng vàng lưu thông trên thị trường, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Mua bán vàng trang sức tại Công ty Bảo Tín Minh Châu. Ảnh: Hải Linh |
Mới đây, trong đợt thanh, kiểm tra 1.718 cơ sở sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực vàng và mỹ nghệ, Bộ KH&CN phát hiện 432 cơ sở (25%) có vi phạm. Vàng không đạt chất lượng theo công bố, ghi nhãn hàng hóa không đúng quy định, sử dụng cân không kiểm định, cân không đạt yêu cầu về đo lường, cân không phù hợp về phạm vi đo và cấp chính xác. |