Băn khoăn về chỉ tiêu giảm lạm phát
Bàn về các giải pháp kiềm chế lạm phát, nhiều đại biểu (ĐB) cho rằng, Việt Nam vẫn đang đối mặt với thách thức về lạm phát cao và kéo dài, nhưng các giải pháp Chính phủ đưa ra chưa cụ thể nên khó thực hiện mục tiêu của năm 2012 (GDP tăng 6 - 6,5%, giá tiêu dùng tăng dưới 10%... ). ĐB Lê Đông Phong (TP. HCM) cho rằng, khi đưa ra chỉ tiêu phấn đấu lạm phát năm 2012 ở mức dưới 10%, Chính phủ chưa nói rõ con số này được xây dựng trên cơ sở nào. Còn ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP. HCM) bày tỏ lo lắng, về chưa làm rõ giới hạn an toàn của nợ công là bao nhiêu, trong khi những nước đang phát triển như Việt Nam nợ công ở mức trên 40% là đáng lo ngại. Vì vậy, Chính phủ cần xác định giới hạn an toàn để đề ra mục tiêu cho các năm tới.
Quản lý đầu tư công lỏng lẻo
ĐB Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho biết, từ kỳ họp thứ 8 QH khóa 12 đã đặt ra vẫn đề tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng vẫn chưa thực hiện được bao nhiêu. Còn ĐB Tô Nga (Hà Nội) cho rằng: Cần rà soát lại các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, không thể để tình trạng đầu tư dàn trải, hoạt động yếu kém, gây lãng phí tiền của Nhà nước. ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) đề nghị, phải tăng cường quản lý Nhà nước, và chỉ rõ những hạn chế, sai sót ở khâu nào, bộ phận nào. "Có tìm ra bất cập trong nội tại của bộ máy quản lý Nhà nước thì mới đưa ra được giải pháp đúng đắn", ông Quyền khẳng định.
ĐB Nguyễn Thuận Hữu (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu quan điểm: "Chúng ta cần phải cấu trúc lại nền kinh tế bằng cách giảm đầu tư công, thu hút nguồn lực đầu tư khác từ trong dân, nguồn vốn nước ngoài. ".
Mục tiêu mà Chính phủ đưa ra từ nay đến năm 2015 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, theo ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh), thực hiện được mục tiêu này là khó khăn vì hiện nay, nợ công của Việt