Thế là, vị phụ huynh này tìm mọi cách giúp con học khá lên, việc đầu tiên là tìm đến những nơi có thầy cô giỏi để cho con học thêm. Kết quả là, con học không khá lên, thậm chí kết quả còn tệ hơn.Tuy nhiên, một chuyên gia giáo dục cho biết, không phải đứa trẻ nào cũng có năng khiếu học hành giống nhau, đứa giỏi toán, đứa giỏi thể dục - thể thao, hay âm nhạc, hội họa, thậm chí là kinh doanh. Do vậy, bố mẹ cần tránh những phát biểu về con mình, nói với nó: Sao mày học dốt thế? Mày rồi lớn lên chả làm nên trò trống gì cả? Những phát biểu, nhận xét tiêu cực như vậy với con cái sẽ dẫn đến đứa trẻ nghĩ về nó như vậy thật và sẽ không còn động lực để cố gắng học hành.Ngược lại, bố mẹ trước hết giúp con tìm được phương pháp đúng, phù hợp với con mình để học. Chị An (tên đã thay đổi) thấy con mình học kém môn toán, bù lại cháu học Anh văn khá tốt. Chị gửi con học thêm nhưng không đạt hiệu quả. Chị gợi ý con học toán trên mạng internet, vì “con có thể học đi, học lại đến khi hiểu mới thôi”, hơn nữa, thầy cô dạy trên mạng thường có cách dạy hay. Một thời gian sau, con của chị đã học khá lên.Thêm nữa, bố mẹ hãy kiên nhẫn động viên con. Trước kết quả học tập của con, bố mẹ chỉ khích lệ rằng con có thể học tốt hơn nếu xem xét lại cách học của mình đã đúng chưa, thời gian học đã đủ chưa. Nói với con, nếu mình đã cố gắng thì kết quả học có thấp cũng không nên buồn mà phải tìm ra nguyên nhân thôi. Cũng nên nói với con, học là để cho mình, do đó không cần so sánh với bạn nào cả.Tất nhiên, khi con có tiến bộ, bố mẹ nên động viên con kịp thời. Đây là điều quan trọng vô cùng, giúp đứa trẻ biết rằng nỗ lực của nó được ghi nhận.Chi An cho biết, khi nhì bảng điểm của con thấy lác đác có điểm 8, điểm 9, chị nói với con: “Con thấy chưa, nỗ lực của con đã có kết quả đấy. Con cố gắng nhé”. Mắt đứa trẻ ánh lên niềm vui. Kể từ đấy, nó học hành chăm chỉ hơn.Trong động viên, khuyến khích con, cha mẹ cần khéo léo. Đặc biệt, cha mẹ cần khen theo kiểu quá khoa trương như trên các chương trình truyền hình thực tế thường thấy: “Con tài năng quá! Con tuyệt vời quá!”… Làm như vậy, trẻ sẽ ngộ nhận bản thân. Hơn thế, chúng thấy mình đã đạt đỉnh rồi thì sẽ không còn gì để phấn đấu thêm.Với trẻ, sự động viên, khuyến khích cũng cần có nghệ thuật.