Lễ kỷ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Ảnh: Báo Hà Tĩnh) |
Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, trong quan hệ ngoại giao rộng mở, hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, nhiều nguyên thủ quốc gia khi gặp gỡ, giao lưu với Viêt Nam đã mượn hình thức lẩy Kiều, thể hiện sự hiểu biết, tôn trọng văn hóa, con người Việt Nam. Coi văn hóa là cầu nối để xây đắp hòa bình, hữu nghị, hướng tới tương lai. Có thể thấy, vượt qua thăng trầm lịch sử, truyện Kiều và Nguyễn Du đã sống một đời sống đích thực trong lòng nhân dân. Trong thời đại Hồ Chí Minh, tên tuổi và di sản của ông không chỉ được người Việt Nam mãi mãi tôn vinh, tự hào mà còn được bạn bè năm châu biết đến và ngưỡng mộ. Chủ tịch Quốc hội tin tưởng, nhân dân cả nước cũng như người dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy, gìn giữ, trao truyền di sản văn hóa vô giá của Nguyễn Du đến các thế hệ mai sau; tích cực giới thiệu, quảng bá tác phẩm của ông đến với công chúng trong nước và nước ngoài, làm rạng danh văn hóa Việt Nam. Tại lễ kỷ niệm Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, bà Katherine Muller Marin phát biểu: “Chúng ta nhớ đến những cống hiến của Nguyễn Du cho nền văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và nhớ đến tác phẩm nổi tiếng của ông - Truyện Kiều - một trong những tác phẩm văn hóa trứ danh trên thế giới”. Tác phẩm của ông đã làm đẹp và phong phú cho ngôn ngữ Việt Nam. Là một người tư duy độc lập và sáng tạo, Nguyễn Du đã khắc họa văn hóa Việt Nam một cách khéo léo và đặc sắc thông qua các tập thơ và tác phẩm của ông. Tầm ảnh hưởng của ông sâu đậm và bền bỉ đến mức, cho đến ngày nay người ta vẫn trích dẫn tác phẩm của ông để truyền tải cảm xúc và bày tỏ hoàn cảnh của mình. Bà Katherine Muller Marin cho biết, khi tìm hiểu về cuộc sống và tác phẩm của Nguyễn Du bà nhận thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa tác phẩm của Nguyễn Du với các lĩnh vực hoạt động đặc trưng của UNESCO. Đó là liên quan đến khát vọng hòa bình; tính nhân văn; giá trị gia đình, truyền thống văn hóa; bình đẳng giới,