Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Làm một việc, được hai việc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Chiều hôm trước, tôi ghé một sạp hoa quả ở đường Bà Triệu hỏi mua một cân táo đỏ để đi chùa. Bà chủ sạp đon đả: Táo Mỹ đó, anh mua đi.

KTĐT - Chiều hôm trước, tôi ghé một sạp hoa quả ở đường Bà Triệu hỏi mua một cân táo đỏ để đi chùa. Bà chủ sạp đon đả: Táo Mỹ đó, anh mua đi.

Tôi định lựa mấy quả thì người bạn đi cùng giật tay ghé tai bảo: Táo Tàu chứ Mỹ cái gì. Kéo tôi đi mau khỏi hàng hoa quả ấy, bạn gắt: Sao ông lại tin đấy là táo Mỹ nhỉ? Không có Mỹ miếc gì đâu, hàng Trung Quốc cả thôi. Nhưng nói táo Trung Quốc thì ai cũng sợ nên họ gán cho nó là táo Mỹ đó thôi.

Tôi chợt nhớ tới, một cô ở văn phòng cơ quan tôi để quả táo Trung Quốc trên bàn với ý định xem bao giờ nó hỏng. Để hơn hai tháng rồi, quả táo vẫn y nguyên, thay đổi duy nhất là da táo không căng mẩy, bóng như lúc đầu mà thôi.

Quả thật, cái chuyện trái cây Trung Quốc nhập vào nước ta bị sử dụng hóa chất bảo quản có khả năng gây ung thư không phải là chuyện mới lạ gì. Chí ít cũng từ hồi mới mở của. Đấn nay, dường như dân đô thị có thông tin đều rất ngán ăn trái cây, rau quả nhập từ Trung Quốc. Thành thử nhiều loại trái cây, rau củ Trung Quốc muốn bán được đều phải khoác áo một nước thứ 3, thậm chí nhân danh trái cây, rau củ Việt Nam. Chuyện khoai tây, rau quả Trung Quốc lên Đà Lạt bôi đất đỏ rồi trở về thành thị thành rau quả Đà Lạt được báo chí phanh phui. Đau nhất là chất lượng kém hơn rau Đà Lạt nhưng mã đẹp, giá rẻ nên rau củ Trung Quốc lại “đè” cho rau củ Đà Lạt không ngóc đầu lên được.

Mỗi năm Việt Nam xuất nhiều nông sản đi thế giới nhưng lại nhập về 300 triệu USD trái cây, trong đó quá nửa trái cây Trung Quốc. Thôi thì có xuất đi thì cũng có nhập về, không sao. Nhưng buồn là nông sản ta xuất đi phải qua rất nhiều rào cản kỹ thuật, còn trái cây, rau củ ngoại vào ta hầu như không bị một rào cản nào. Chúng tôi cũng từng nhiều lần đứng bên cửa khẩu Tân Thanh, Đông Hưng, Hà Khẩu chứng kiến hàng xe táo, lê, củ quả Trung Quốc nhập vào Việt Nam mà không hề có ai ra xem tại xe hàng. May mắn cũng chỉ có cán bộ kiểm tra xem có sâu bệnh lạ không, còn kiểm tra chất lượng hóa chất thì không có. Đây là kẽ hở rất lớn bởi điều đó trước hết ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng trong nước bởi những chất gây ung thư tồn dư trong trái cây, rau củ nhập vào. Sau nữa hoa quả, rau củ nhập vào dễ dàng vậy sẽ cạnh tranh và làm thiệt hại cho nhà sản xuất trong nước. Các Bộ chưa có sự phối hợp với nhau nên việc kiểm tra vẫn bị bỏ qua. Với hàng nhập từ Trung Quốc, có lẽ mới chỉ có vải sợi được kiểm tra, còn thức ăn vào người hầu như không được quan tâm.

Có lẽ, người tiêu dùng nên tự mình né trái cây Trung Quốc để tự bảo vệ mình. Nhưng còn những loại rau trái khoác áo nước thứ 3 hay chính nước ta thì ai xử lý. Sao không xử lý hành vi gian lận thương mại này? Chí ít làm nghiêm thì cũng hạn chế được việc lưu thông các sản phẩm đó để người tiêu dùng không bị thiệt hại. Tuy nhiên, tốt nhất là kiểm tra kỹ dư lượng hóa chất rau trái nhập về ngay từ cửa khẩu. Làm được vậy sẽ lợi 2,3 việc khác; vừa đảm bảo sức khỏe người dân, vừa là một rào cản ngăn hàng nhập kém phẩm chất vào thị trường nội địa.