Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Lạm thu phí cầu đường: Chính phủ phải vào cuộc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nếu so với quy định các trạm thu phí phải cách nhau từ 70 - 100km, có lẽ hầu như không nơi nào thực hiện đúng. Điều băn khoăn là nhiều con đường thu phí nhưng không hề được nâng cấp, sửa chữa.

KTĐT - Nếu so với quy định các trạm thu phí phải cách nhau từ 70 - 100km, có lẽ hầu như không nơi nào thực hiện đúng. Điều băn khoăn là nhiều con đường thu phí nhưng không hề được nâng cấp, sửa chữa.

Quốc lộ 3 từ Gia Lâm đến phố Nỉ, dài 40km, có hai trạm thu phí, nhưng cầu Đuống và đường thì xuống cấp từ lâu rồi, có đường không phải làm mới, chỉ làm một đoạn ngắn nhưng vẫn thu phí cả tuyến rất nhiều năm. Liệu tiền thu phí có được dùng để làm đường mới, duy tu, bảo dưỡng cầu, đường hay chỉ là nguồn thu cho địa phương, cơ quan, ngành, doanh nghiệp quản lý?

Nhân dân không biết số liệu về các trạm thu phí trên cả nước, nhưng chắc là không nhỏ. Số lượng nhiều trạm thu phí có thể giúp cho cơ quan, ngành chức năng, doanh nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch, lợi nhuận cục bộ hàng năm của mình, nhưng có khi lại cùng với mấy cái nhất khác (giá cao ngất ngưởng, đắt nhất thế giới v.v…), không có tác dụng mấy cho lợi ích toàn cục, cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước luôn thua kém.

Có tài liệu nêu phí cầu đường chiếm một phần không nhỏ trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, làm cho lĩnh vực giá cả càng khó kiểm soát. Một chuyến hàng vận chuyển trong nước (từ nơi sản xuất đến cảng để xuất khẩu) đắt hơn nhiều từ cảng chuyển sang nước bạn. Phải chăng tự chúng ta làm khó lẫn nhau. Chỉ chú ý lợi ích cục bộ đang là cản trở chính cho sự phát triển.

Đã đến lúc Chính phủ (chứ không phải Bộ GTVT hay từng địa phương) cần có quy hoạch lại (chứ không phải chỉ rà soát) các trạm thu phí cầu đường trên cả nước cho phù hợp với nền kinh tế mở và hội nhập, đồng thời xác định rõ mục tiêu của thu phí cầu đường, lộ trình, cơ thế cụ thể, công khai, minh bạch việc sử dụng tiền thu phí cho từng năm, từng tuyến đường.