Đây chỉ là ví dụ điển hình của việc DN nước ngoài thôn tính DN trong nước sau khi có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
Nguyên nhân của tình trạng này, theo ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, nhiều DN nước ngoài sau khi liên doanh thường đưa ra chiến lược mở rộng đầu tư sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối gia tăng chi phí quản lý, quảng cáo từ đó tạo chỗ đứng cho thương hiệu nước ngoài nhưng lại tăng khả năng thua lỗ trong ngắn hạn cho DN Việt Nam… từ đó chiếm quyền quản lý.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, DN nước ngoài chèn ép được DN trong nước là bởi chính sự yếu kém trong nội tại của DN Việt Nam về vốn, thương hiệu... Thông thường vốn của DN Việt Nam trong liên doanh chỉ chiếm 30% nên không chi phối được sản xuất, kiểm soát được nguồn tài chính, dẫn đến tình trạng bị đối tác thâu tóm.
Tuy nhiên, trên thực tế không ít thương hiệu Việt như: Nước rửa bát Mỹ Hảo, Vinamilk... tuy nhận được nhiều lời mời chào thành lập liên doanh nhưng các DN này đã từ chối và vẫn phát triển sản xuất, nắm giữ một thị phần đáng kể trên thị trường.
Điều đó cho thấy mặc dù việc xây dựng liên doanh là quá trình tất yếu để nâng cao nguồn lực, công nghệ nhưng các DN trong nước trước khi thành lập liên doanh với nước ngoài cần xây dựng phương án đầu tư dài hơi hơn về cả con người và tài chính, từ đó hạn chế đến mức cao nhất việc bị đối tác thâu tóm.