Điều này dẫn đến hậu quả là, nhiều doanh nghiệp (DN) đã bỏ lỡ không ít cơ hội tiếp nhận công nghệ mới từ các nước có nền công nghiệp (CN) phát triển…
Công nghệ mới bắt đầu lan tỏa
Thông qua các hình thức sao chép và bắt chước, quan sát học hỏi, tiếp nhận và di chuyển lao động có kinh nghiệm, hợp tác làm ăn trực tiếp với DN FDI dưới hình thức là nhà cung cấp, nhà tư vấn… để nhận được hỗ trợ trực tiếp, nhiều DN Hà Nội đã có thể tiếp thu nhiều công nghệ mới từ khối DN này. Nhờ đó, đã có nhiều công nghệ mới lan tỏa, được ứng dụng hiệu quả trong ngành CN Thủ đô như Công nghệ sản xuất tấm lợp kim loại của Austnam, sản xuất cửa nhựa lõi thép của Eurowindow, thiết kế chế tạo khung nhà tiền chế Zamil, công nghệ hàn vi mạch điện tử của Daewoo Hanel… Thông qua FDI, Hà Nội đã hình thành thêm lực lượng đội ngũ công nhân có tác phong CN, tăng cường ứng dụng mô hình quản trị tiên tiến.
Đáng chú ý, nhờ các hình thức liên kết cũng đã tạo hiệu ứng lan tỏa công nghệ trong các DN. Đơn cử,
Công ty Dụng cụ Anmi nhờ làm đại lý cho các hãng chế tạo dụng cụ cắt quốc tế đã được chuyển giao kỹ thuật về công nghệ gia công phục hồi dụng cụ cắt khá tiên tiến. Trong khi đó, Công ty Nhựa Hà Nội hay Legroup, bằng việc hợp tác làm phụ tùng chi tiết xe máy cho Honda, Yamaha… đã nhận được trợ giúp về tài liệu kỹ thuật, giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng. Thông qua các hợp tác này, DN Hà Nội bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm CN mang tính toàn cầu, trong đó đáng kể là những sản phẩm CN cao cấp cơ điện tử mang tính đột phá, như điện thoại, xe máy… có giá trị cao, sản lượng cũng như kim ngạch XK lớn.
Đẩy mạnh liên kết
Dù đã đạt kết quả đáng khích lệ, nhưng Giám đốc Sở Công Thương Lê Hồng Thăng cho rằng, mục tiêu TP đặt ra cho việc tiếp thu công nghệ mới thông qua FDI chưa đạt như kỳ vọng. Liên kết giữa hệ thống CN FDI và CN nội địa còn lỏng lẻo, hoạt động gần như biệt lập, dẫn đến việc lan tỏa chuyển giao công nghệ trực tiếp đang rất hạn chế. Trong đó, tiêu chí để đánh giá độ liên kết giữa hai khối DN này chính là tỷ lệ nội địa hóa (NĐH), tỷ lệ này đang khá thấp trong khu vực. Đơn cư, Honda là DN Nhật Bản NĐH tới 90%, nhưng nếu phân tích kỹ, đa phần được tạo bởi hệ thống các DN hỗ trợ FDI khác tại Việt Nam. Thực tế, số DN Việt tham gia hệ thống này rất ít và đang bị DN FDI từ Thái Lan, Đài Loan (Trung Quốc)… áp đảo.
Chính vì thế, lãnh đạo Sở Công Thương cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, DN Hà Nội cần tiếp cận ngay những kiến thức công nghệ mới không thuộc bí mật độc quyền như quản lý chiến lược, nâng cao năng suất thông qua công cụ Kaizen, 5S, Lean… Theo các chuyên gia, tới đây, Thủ đô cần đẩy mạnh hình thức chuyển giao công nghệ thông qua quan hệ tương tác trực tiếp giữa DN trong nước và FDI, bởi hình thức này đáp ứng được lợi ích thiết thực, có động lực cao cho cả hai phía. Bên cạnh đổi mới trong chính sách thu hút FDI của TP mà quan trọng là kiên quyết từ chối những dự án đầu tư có công nghệ thấp, điều then chốt để DN Hà Nội tiếp thu được công nghệ mới vẫn là phải nhanh chóng cải thiện năng lực tiếp thu; đầu tư hơn cho nghiên cứu phát triển công nghệ, kết hợp sử dụng hiệu quả các loại công nghệ khác nhau; tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nhân lực, thường xuyên bố trí vốn đổi mới công nghệ; đẩy mạnh hợp tác liên kết theo nhiều hình thức với DN nước ngoài…
Lắp ráp vi mạch điện tử tại Công ty Fancy Creation Vietnam. Ảnh: Hùng Huy
|
Theo Sở Công Thương, dù chỉ có trên 400 DN, chiếm chưa đầy 5% tổng số, nhưng khối DN FDI đã chiếm tỷ trọng trên 40% giá trị CN trên địa bàn Hà Nội. Khối DN này thu hút trên 142.000 lao động, chiếm 20%; XK đạt trên 2 tỷ USD, chiếm 60%; vốn đầu tư hơn 5 tỷ USD, chiếm 18%..., chứng tỏ đóng vai trò then chốt trước mắt cũng như lâu dài đối với ngành CN Hà Nội. |