Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Liệu sẽ giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc bằng VND?

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Không chỉ các NHTM quy mô trung bình và nhỏ, các NHTM lớn cũng đang nơm nớp trước tình trạng nguồn vốn gần như không tăng và luôn có nguy cơ bị chảy sang các NH khác.

KTĐT - Không chỉ các NHTM quy mô trung bình và nhỏ, các NHTM lớn cũng đang nơm nớp trước tình trạng nguồn vốn gần như không tăng và luôn có nguy cơ bị chảy sang các NH khác.

Mấy ngày gần đây, các nhà đầu tư vừa giao dịch vừa dò la thông tin về liệu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hạ dự trữ bắt buộc tiền gửi VND? Cảm giác như chỉ cần chờ sự khẳng định là thị trường bật dậy.

Cơ sở để thị trường đoán NHNN buộc phải giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (DTBB) bằng VND xuống tiếp là hệ thống NH tiếp tục căng thẳng về nguồn vốn.

Không chỉ các NHTM quy mô trung bình và nhỏ, các NHTM lớn cũng đang nơm nớp trước tình trạng nguồn vốn gần như không tăng và luôn có nguy cơ bị chảy sang các NH khác. Dù trần LS huy động bị chỉ đạo dưới 10,5%/ năm nhưng với các khoản tiền gửi từ 1 tỉ đồng trở lên khách hàng đều mặc cả từ 12% đến 14%/năm nếu không sẵn sàng ôm tiền gửi NH khác.
 
Khách hàng chỉ gửi kỳ hạn rất ngắn, đa phần từ 3 tháng trở xuống khiến các NH rất bị động về kế hoạch sử dụng vốn. Nhằm xử lý khó khăn thanh khoản cho hệ thống, NHNN đã phải dùng công cụ thị trường mở, nhưng biện pháp này không thể sử dụng với cường độ cao mãi được.

Đúng ra thì phải xử lý bằng việc tăng LSCB, để từ đó nâng trần lãi suất huy động, nhưng có vẻ như NHNN không thể tự quyết định được vấn đề này (dù có muốn) vì nâng LS sẽ làm giảm nhu cầu vay của khách hàng (do chi phí trả lãi cao lên), do đó sẽ thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, các mục tiêu tăng trưởng kinh tế không đạt được.

Sử dụng công cụ LSCB sẽ làm tác động đến cả nền kinh tế, trong khi đó sử dụng công cụ DTBB thì có vẻ ”êm” hơn vì nhìn bề ngoài chỉ tác động đến hệ thống TCTD. Hơn nữa việc tăng/giảm tỉ lệ DTBB thì NHNN có thể chủ động quyết định hơn.

Khi được hỏi ý kiến liệu có hay không việc NHNN hạ DTBB tiền gửi VND? Hầu như lãnh đạo các NHTM được hỏi đều nói chắc là phải như vậy vì khó có cách nào khác để giảm chi phí cho các NHTM trong bối cảnh lãi suất như hiện nay.

Phần lớn cũng cho rằng dù NHNN có hạ DTBB đi chăng nữa thì tác động giảm chi phí cho các TCTD cũng chẳng đáng là bao vì dư địa để giảm DTBB không còn nhiều. Tuy nhiên, đối với TTCK đang khát tin tốt để làm cú hích thì việc NHNN tuyên bố giảm DTBB bằng tiền đồng (nếu đúng) cũng là một tin tốt lành mà các NĐT đang ngóng đợi.