KTĐT - Giống như Tam Đảo, tại Lạng Sơn, loại rau Bò Khai, cải ngồng vốn là đặc sản đặc trưng của vùng này, và chỉ có theo mùa, song thực tế thời điểm nào khách du lịch lên xứ Lạng cũng được chào bán Bò Khai với giá gấp 2-3 lần giá bán tại chợ.
Nhiều khách hí hửng khi mua rau “đặc sản” tại các điểm du lịch làm quà cho gia đình và người thân, nhưng về đến nơi mới ngớ người, bởi nó chỉ là rau nhập từ chợ rồi khoác mác rau “đặc sản” để bán với giá cắt cổ.
Theo chị Thu Mơ, một khách du lịch ở Hoàng Mai, Hà Nội đi du lịch tại Tam Đảo cho hay: “Thấy rau su su tại đây ngon, bỏ tiền đắt gấp hai lần mua vài cân về ăn thử, thì hóa ra nó chẳng khác rau đang bán ở các chợ Hà Nội”.
Quả thực, tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc) dù chưa đến mùa thu hoạch rau su su, vốn là loại rau mang đặc trưng của vùng này, nhưng hiện mặt hàng này vẫn được các khu du lịch bày bán để lừa khách du lịch bằng giá cao ngất ngưỡng. Theo đầu bếp tên Cường tại khách sạng H. L. (Tam Đảo, Vĩnh Phúc): “Những loại rau đang bán tràn lan tại các khu du lịch thực tế không phải là rau trồng ở vùng này, chúng được đem từ dưới chân núi hoặc dưới xuôi lên. Chứ rau tại đỉnh không có màu đẹp và tươi như vậy được. Thường thì một cân rau “chuẩn” có giá 25.000 đồng trở lên. Nhưng rau nhập từ chợ gắn mác chuẩn thì cũng được bán với mức giá như vậy.
Giống như Tam Đảo, tại Lạng Sơn, loại rau Bò Khai, cải ngồng vốn là đặc sản đặc trưng của vùng này, và chỉ có theo mùa, song thực tế thời điểm nào khách du lịch lên xứ Lạng cũng được chào bán Bò Khai với giá gấp 2-3 lần giá bán tại chợ.
Theo anh Sơn (Cao Lộc, Lạng Sơn), nếu nhìn vào màu rau thì khách du lịch khó có thể phân biệt đâu là rau do chính người dân địa phương trồng, đâu là rau có nguồn gốc chợ. Anh Sơn dẫn chứng: “Như loại cải ngồng các khu du lịch quảng bá là do chính người địa phương trồng để bán giá cao. Thực chất chúng được người dưới xuôi mang từ dưới xuôi lên bán.
Và cũng theo nhân viên các điểm du lịch, các loại rau “đặc sản” bày bán tại các khu du lịch phần lớn là rau từ các chợ đưa về. Để tạo sự hấp dẫn, các chủ hàng không ngại dùng các loại hóa chất tăng trưởng và bảo quản, nên màu rau trông rất bắt mắt. Theo tài xế tên Giang (Yên Sơn, Tuyên Quang): “Thường thì về Vân Nội (Đông Anh) là vô số loại rau, cứ về đó thì tha hồ chọn. Những loại là đặc trưng của vùng nào thì mang lên khu du lịch vùng đó phân phối, thu lời trên trời. Cũng theo Giang, người dân quang các khu du lịch lấy đâu rau mà ngày nào cũng có thể cung cấp lượng lớn và liên tục như vậy?