Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Microsoft cam kết đồng hành chống lại tội phạm mạng

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Môi trường sử dụng phần mềm không bản quyền, thiếu bảo trì về mặt công nghệ thông tin (CNTT) và đầu tư không chặt chẽ là gót chân Achille của chính phủ các nước Châu Á trong bài toán An ninh mạng.

Dù các chính phủ đang gia tăng tài nguyên và ngân sách công nghệ thông tin CNTT vào vấn đề an toàn an ninh mạng, nhưng vẫn còn khá nhiều những điểm mờ và những liên kết lỏng lẻo trong phương thức quản trị CNTT, cách sử dụng và chính sách – những yếu tố chính gây ra tấn công mạng hướng tới mạng lưới chính phủ, theo một báo cáo độc lập mới đây của TRPC, mang tên “Dữ liệu công gặp rủi ro: Nguy cơ đối với các mạng chính phủ”.
Microsoft cam kết đồng hành chống lại tội phạm mạng - Ảnh 1
Báo cáo phản ánh về việc Chính phủ các nước thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương hiện đang tìm kiếm phương thức triển khai một giải pháp CNTT chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, quản trị dữ liệu và thiết lập dịch vụ công trong một môi trường mạng kết nối, mục tiêu chính của các hiểm họa mạng. Hiểm họa từ mạng hiện đang là  nguy cơ hàng đầu với dữ liệu chính phủ, an ninh quốc gia, các hạ tầng thiết yếu và các vấn đề ngoại giao quốc tế.

Tại Châu Á, người ta ước lượng rằng có hơn 5 triệu địa chỉ IP kết nối với hàng triệu thiết bị đã lây nhiễm được quan sát trong khu vực, bao gồm Ấn Độ và Trung Quốc. Và trong số 25 quốc gia lây nhiễm hàng đầu toàn cầu, tám nước là thuộc Châu Á. Các quốc gia Châu Á trong danh sách là Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Sri Lanka.

Đây chỉ là hai trong số những phát hiện mới nhất được chia sẻ bởi đội ngũ tại Đơn vị chống tội phạm kỹ thuật số (DCU) của Microsoft. Trên thực tế, theo các cuộc nghiên cứu và thống kê bên thứ ba mới nhất, Châu Á Thái Bình Dương hiện là khu vực bị nhằm đến nhiều nhất cho các cuộc tấn công tội phạm mạng. Vì vậy không ngạc nhiên gì khi 79% các vị CIO ở Châu Á đều lo ngại về an ninh, bảo mật, tính minh bạch và tuân thủ của các giải pháp liên quan đến đám mây trong một cuộc nghiên cứu mới đây của Microsof.

Trung tâm Vệ tinh chống tội phạm mạng ở Singapore là trọng tâm thúc đẩy cam kết về khách hàng, ngành nghề và thực thi luật pháp đối với các mối đe dọa về tội phạm mạng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Trung tâm sẽ giúp tăng cường cảnh báo về mối đe dọa trên mạng, dùng các số liệu giám định kèm phân tích tổng quan nhằm giúp các khách hàng và đối tác của Microsoft ra được những quyết định có cân nhắc về an ninh mạng và tính liên kết với dây chuyền CNTT.

Trung tâm vệ tinh chống tội phạm mạng tại Singapore sẽ là điểm nút nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác - phối hợp chiến lược chia sẻ thông tin về mối đe dọa với các bên liên quan như các Đội Phản Ứng Khẩn Cấp Điện Toán Quốc Gia (CERT), các nhà Cung cấp dịch vụ Internet (ISP) để nuôi dưỡng một hệ sinh thái Internet chắc chắn và an toàn hơn ở Châu Á Thái Bình Dương.
Microsoft cam kết đồng hành chống lại tội phạm mạng - Ảnh 2
Nắm vai trò đầu não là Trung tâm Nghiên cứu tội phạm mạng của Microsoft tại Redmond, Mỹ thể hiện cam kết mạnh của Microsoft trong việc bảo vệ khách hàng chống tội phạm mạng. Ông Keshav phát biểu: “Tại Trung Tâm, khách hàng, đối tác và nhà cung ứng của chúng tôi có thể theo dõi thông tin chi tiết về mối đe dọa mạng toàn cầu, tìm hiểu được rất nhiều về mã độc và những mối đe dọa từ chúng qua các nghiên cứu của Microsoft – tập đoàn tiên phong về an ninh mạng, hiểu các hiểm họa mới, và tạo các ứng dụng đáng tin cậy, các sản phẩm và dịch vụ đám mây”.

Trung tâm Vệ tinh tội phạm mạng Singapore là một trong năm vệ tinh của Microsoft trên thế giới: Washington (Hoa Kỳ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Berlin (Đức), Singapore, Tokyo (Nhật) và sẽ được phát triển mở rộng theo thời gian. Trung Tâm sẽ hỗ trợ tất cả các quốc gia Đông Nam Á, Hàn Quốc, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

Chủ động chống tội phạm mạng là một cách để Microsoft thể hiện ‘sự tin cậy’ như vậy. Trong số 15 vụ hạ bệ botnet toàn cầu trong sáu năm qua thì 12 vụ có sự điều phối từ Microsoft.

Microsoft đã dùng kiến thức thực tiễn này để củng cố Hệ điều hành Windows trong nhiều năm. “Mọi thiết bị chạy Windows 10, Windows 8 hoặc 8.1 đều được bảo vệ bởi các tính năng an ninh mạng tiên tiến và đột phá nhất, bao gồm các tính năng chống mã độc và xác thực ấn tượng. An ninh mạng đám mây, các tiêu chuẩn bảo mật và mô hình quản trị của Microsoft hiện thời là tiên phong trong ngành.

Đặc biệt Windows 10 sẽ xử lý các hiểm họa an ninh hiện đại với tiếp cận cao hơn trong củng cố các bộ điều khiển truy cập và bảo vệ danh tính, bảo vệ thông tin và chống đe dọa. Windows 10 sẽ tiên tiến hơn về các định danh đăng nhập, cung cấp các phương án giúp doanh nghiệp bảo vệ chống các nguyên nhân phổ biến của mã độc trên máy tính cá nhân.

Luôn đi đầu trong việc chống mã độc và tội phạm mạng, các nền tảng Microsoft sẽ luôn chống lại các hoạt động bất lương của tội phạm mạng, và Microsoft sẽ tiếp tục đầu tư vào các công cụ và công nghệ tân tiến giúp chống lại các mối đe dọa mới để bảo vệ khách hàng. Đây là điểm nhấn về thành công của Microsoft trong việc tạo một môi trường đảm bảo an ninh, hết sức tin cậy dù triển khai giải pháp tại Doanh nghiệp hay trên đám mây”, Ông Keshav chia sẻ.

Thiệt hại kinh tế do mã độc và phần mềm lậu dự kiến sẽ gây hại mạnh nhất cho Châu Á Thái Bình Dương, bởi vậy những nỗ lực toàn cầu nhằm chống tội phạm mạng nhằm kiến tạo một thế giới an toàn trở nên cần thiết hơn bao giờ hết! 

Theo sách trắng, các hướng dẫn thực hành chi tiết cho việc mua bán, bảo trì, kèm cập nhật về dịch vụ và hạ tầng CNTT có thể giúp xử lý nhiều lỗ hổng bảo mật. Việc xử lý bao gồm cả lộ trình về an ninh mạng nhằm định nghĩa các lĩnh vực có nguy cơ đòi hỏi sự quan tâm và cần nhiều nguồn lực hơn nữa.