Tuyến tấn công này được Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng từ khu vực tỉnh Kilis, một nơi thường xuyên bị IS tấn công, trùng thời điểm với một nhóm quân Syria do người Thổ hậu thuẫn tách ra tới đây. Ankara đã mở một tuyến mặt trận mới khi hôm 3/9 dẫn xe tăng vào thị trấn al-Rai, cách Jarablus 55km về phía tây, là một phần của hành lang 90km gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ mà nước này luôn khẳng định nỗ lực xóa bỏ IS và bảo vệ khỏi lực lượng người Kurd.
Lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đang tạo áp lực lên IS từ cả phía tây và phía đông tại khu vực dải lãnh thổ nước này kiểm soát dọc biên giới giữa các thị trấn. Thông qua việc hỗ trợ các nhóm quân bao gồm các chiến binh Ả Rập và Thổ Nhĩ Kỳ thuộc lực lượng Hòa bình Syria (FSA), Ankara kỳ vọng nhanh chóng đẩy lùi IS và đặc biệt là ngăn bước tiến của các chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn Tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm tiêu diệt IS tại thành phố Jarrablus và ngăn chặn lực lượng người Kurd di chuyển về phía tây và kiểm soát khu vực biên giới. FSA tuần trước đã tái kiểm soát thị trấn biên giới Jarabus với sự hỗ trợ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Một mặt Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng đây là bước tiến đúng đắn để tăng cường sức mạnh chống IS ở Syria, nhưng mặt khác là nhằm kiểm soát và dè chừng hoạt động của lực lượng người Kurd được Mỹ ủng hộ tại mặt trận này. Trong khi chiến dịch “Euphrates Shield” bước đầu nhằm vào các mục tiêu IS ở Jarablus, hầu hết mũi dùi tấn công nhằm vào lực lược chiến binh người Kurd, vốn bị Ankara quy kết là một nhánh của đảng Lao động người Kurd (PKK) tại Thổ Nhĩ Kỳ, và coi là lực lượng khủng bố chống nhà nước. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bày tỏ bất đồng với những hỗ trợ của Washington tới phiến quân người Kurd YPG ở Syria. Trong khi đó, YPG lại là một trong những đối tác chống IS đắc lực nhất của nhóm quân do Mỹ hậu thuẫn ở Syria. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ luôn lo lắng việc các chiến binh người Kurd chèn ép quân đội Thổ ở phía tây nam nước này, nơi Ankara đã chiến đấu suốt 3 thập kỷ để trấn an sự nổi dậy của lực lượng PKK. Tại Trung Quốc, trong khuôn khổ hội nghị G20, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng nhấn mạnh, không nên có bất kỳ hỗ trợ nào cho lực lượng khủng bố - ám chỉ việc Mỹ hậu thuẫn cho các chiến binh người Kurd tại Syria.