Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mobile Holography - Toàn ảnh chuyển động

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Kỹ thuật tạo hình ảnh 3 chiều trọn vẹn từ một hình ảnh 2 chiều (kỹ thuật toàn ảnh - holography) cho đến nay vẫn chỉ dựng lại được những hình ảnh tĩnh. Câu chuyện về toàn ảnh động bắt đầu từ ĐH Arizona...

KTĐT - Kỹ thuật tạo hình ảnh 3 chiều trọn vẹn từ một hình ảnh 2 chiều (kỹ thuật toàn ảnh - holography) cho đến nay vẫn chỉ dựng lại được những hình ảnh tĩnh. Câu chuyện về toàn ảnh động bắt đầu từ ĐH Arizona...

Kỹ thuật toàn ảnh cho đến ngày nay vẫn chỉ dựng được những hình ảnh nổi nhưng tĩnh tại. Để tạo hình ảnh động, người ta phải vẽ lại nó với tốc độ lớn nhất có thể. Trong kỹ thuật toàn ảnh, việc này bị hạn chế bởi khối lượng dữ lệu cần để phân giải toàn bộ trường sóng cũng như vận tốc ghi lại của vật liệu cảm quang đều phải rất lớn.

Một nhóm nhà khoa học ở ĐH Arizona vừa tạo dựng thành công hệ thống toàn ảnh nổi, cập nhật hình ảnh mỗi lần trong chỉ 2 giây. Thành tựu trước nó là hệ thống có thể ghi nhận toàn ảnh mỗi lần trong vài phút.

Màn ảnh làm từ vật liệu fotopolymer giữ được hình ảnh trong vòng vài giờ nhưng là loại cực kỳ nhạy với rung động và các dòng lưu chuyển không khí. Vì hiện tại, tần số cập nhật hình ảnh đã trở nên cao hơn đáng kể, tính ổn định của nó không còn là vấn đề nữa.

Để chụp hình, người ta sử dụng 16 camera thông thường. Từ các hình ảnh thu được ở các ống kính khác nhau, máy tính sẽ dựng lại hình ảnh 3 chiều của vật thể. Sau đó, tia laser na nô giây với xung 50Hz "rọi" hình thể lên màn ảnh mà các nhà khoa học chế tạo từ vật liệu fotopolymer đã đề cập ở trên.

Hơn thế nữa, toàn ảnh giờ đây đã là toàn ảnh màu.