KTÐT - Trời lạnh trẻ em rất dễ bị hắt hơi, sổ mũi..., nếu không chữa trị kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang.
Thời tiết thay đổi, sáng, tối trời trở lạnh, buổi trưa hanh khô… Đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn phát triển. Những lúc giao mùa như thế này, đối tượng trẻ em thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi... và nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang.
Bệnh viêm xoang đối với người lớn đã khổ, nhưng đối với trẻ em còn đáng quan tâm hơn nhiều. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên giám đốc Viện Tai Mũi Họng TƯ chia sẻ, đau là triệu chứng thường gặp nhất của viêm xoang. Tùy thuộc vị trí xoang bị viêm mà vị trí đau thay đổi: đau vùng trán, đau vùng má hay hàm trên, đau sau hốc mắt, đau ở đỉnh đầu.
Cơn đau tăng khi bệnh nhân nghiêng người về phía trước. Bệnh nhân cũng thường bị nghẹt mũi, chất tiết mũi trở nên đặc và đục, ho vì nước mũi chảy xuống họng gây ngứa. Tùy theo tình trạng viêm mà bị nghẹt một hay cả hai bên mũi, nghẹt từng lúc hay liên tục, có khi mất khứu giác. Người bệnh có thể sốt, đau nhức, mệt mỏi, đau răng, ngủ không yên giấc...
Làm bậc cha mẹ ai cũng lo lắng cho sức khỏe của con cái. Tuy nhiên không ít bà mẹ đã tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị viêm xoang cho trẻ. Song, các bác sĩ khuyến cáo, tự ý điều trị như vậy, không những không thuyên giảm bệnh, mà còn nặng hơn, bởi lẽ có thể gây kháng kháng sinh và một số thuốc không thể dành cho trẻ em. Mặt khác, với các thuốc giúp thông mũi, chống nghẹt mũi khi dùng cần cẩn trọng vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức. Không tự ý sử dụng các thuốc này kéo dài mà không có ý kiến bác sĩ.
Hiện nay, xu thế điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y khá phổ biến.
Bài thuốc Thông xoang tán được lưu truyền từ nhiều đời đặc trị bệnh viêm xoang. Nền tảng của bài thuốc xuất phát từ các vị thuốc khu phong, phát tán phong hàn, phong nhiệt, tuyên phế khí như phòng phong, bạch chỉ, tân di, trần bì, cát cánh kết hợp với các vị thuốc kháng viêm, kháng dị ứng như ngân hoa, liên kiều, xuyên khung…
Thông xoang tán là bài thuốc đã được kết hợp nghiên cứu chuyển giao cho công ty cổ phần Nam Dược để sản xuất trên dây chuyền hiện đại tiện sử dụng mà vẫn giữ nguyên tính hiệu quả của bài thuốc. Thông xoang tán có tác dụng làm loãng và tiêu tán đờm thấp ứ trệ nên làm sạch và thông thoáng các xoang, giảm nhanh triệu chứng đau nhức, căng tức, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, tiết dịch mũi, v.v....
Thuốc thích hợp cho mọi đối tượng sử dụng. Chú ý trong quá trình dùng thuốc nên kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn đi. Nên uống nhiều nước (2 lít nước/ ngày) và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C. Giai đoạn đầu có thể bị “công thuốc”, các triệu chứng có thể nặng lên ở một vài người. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn…
Ngoài ra, theo PGS Dinh việc giữ gìn vệ sinh là khá cần thiết trong điều trị. Cha mẹ cần dạy cho trẻ cách giữ sạch môi trường xung quanh, không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, bụi và các chất ô nhiễm. Đeo khẩu trang khi ra đường, vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên….