Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mong “Tổ quốc gọi tên mình”

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Dù bạn là ai, làm nghề gì, bạn cũng có thể là người yêu nước. Chúng mình hãy dành sức trẻ để làm thật tốt công việc của mình; hãy là những người chủ đầy nhiệt huyết, lý tưởng và luôn mang trong mình tình yêu đất nước” - đó là thông điệp mà 132 thủ khoa xuất sắc sẽ được TP Hà Nội tuyên dương vào tối 24/8 muốn gửi tới thế hệ trẻ Thủ đô.  Mỗi thủ khoa một bí quyết học Những ngày này, Hà Nội đã sang thu, tiết trời mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cột Cờ, tượng đài Lý Thái Tổ… đang được tô điểm thêm bằng màu áo của 132 thủ khoa đầu ra các trường ĐH, Học viện trên địa bàn TP Hà Nội với những hoạt động ý nghĩa.Để đạt được danh hiệu cao quý, mỗi thủ khoa đều có bí quyết riêng, nhưng tựu chung lại là phương pháp học chủ động, khoa học và niềm say mê trong suốt 4 - 5 năm ngồi ghế giảng đường. Song trước tiên, họ biết đặt ra mục tiêu ngay từ những ngày đầu bước chân đến giảng đường, thay vì "xả hơi, ngủ quên trên chiến thắng". Bùi Quỳnh Anh, khoa Âm nhạc, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - một trong 3 thủ khoa kép xuất sắc được TP tuyên dương, luôn thể hiện sự năng động và cá tính chia sẻ: "Ở trên lớp, mình thường hỏi thầy, cô những vấn đề khó. Thời gian ở nhà, mình tự đọc và tìm hiểu nội dung bài đã học. Học chuyên ngành đặc thù, mình dành phần lớn thời gian để tham gia dàn hợp xướng trong những chương trình nhỏ để được hát, cảm nhận thêm tâm tư tình cảm của mọi người. Cách làm này giúp mình nắm bắt và có thể chỉ huy tốt hơn dàn hợp xướng của riêng mình".

Kinhtedothi - “Dù bạn là ai, làm nghề gì, bạn cũng có thể là người yêu nước. Chúng mình hãy dành sức trẻ để làm thật tốt công việc của mình; hãy là những người chủ đầy nhiệt huyết, lý tưởng và luôn mang trong mình tình yêu đất nước” - đó là thông điệp mà 132 thủ khoa xuất sắc sẽ được TP Hà Nội tuyên dương vào tối 24/8 muốn gửi tới thế hệ trẻ Thủ đô. 

Mỗi thủ khoa một bí quyết học

Những ngày này, Hà Nội đã sang thu, tiết trời mát mẻ và dễ chịu hơn hẳn. Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cột Cờ, tượng đài Lý Thái Tổ… đang được tô điểm thêm bằng màu áo của 132 thủ khoa đầu ra các trường ĐH, Học viện trên địa bàn TP Hà Nội với những hoạt động ý nghĩa.Để đạt được danh hiệu cao quý, mỗi thủ khoa đều có bí quyết riêng, nhưng tựu chung lại là phương pháp học chủ động, khoa học và niềm say mê trong suốt 4 - 5 năm ngồi ghế giảng đường. Song trước tiên, họ biết đặt ra mục tiêu ngay từ những ngày đầu bước chân đến giảng đường, thay vì "xả hơi, ngủ quên trên chiến thắng". Bùi Quỳnh Anh, khoa Âm nhạc, ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội - một trong 3 thủ khoa kép xuất sắc được TP tuyên dương, luôn thể hiện sự năng động và cá tính chia sẻ: "Ở trên lớp, mình thường hỏi thầy, cô những vấn đề khó. Thời gian ở nhà, mình tự đọc và tìm hiểu nội dung bài đã học. Học chuyên ngành đặc thù, mình dành phần lớn thời gian để tham gia dàn hợp xướng trong những chương trình nhỏ để được hát, cảm nhận thêm tâm tư tình cảm của mọi người. Cách làm này giúp mình nắm bắt và có thể chỉ huy tốt hơn dàn hợp xướng của riêng mình".

 
Lãnh đạo Thành đoàn cùng 132 thủ khoa xuất sắc kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các chiến sĩ hải quân. 	Ảnh: Phạm Phương
Lãnh đạo Thành đoàn cùng 132 thủ khoa xuất sắc kính cẩn nghiêng mình trước anh linh các chiến sĩ hải quân. Ảnh: Phạm Phương
Trong suốt 4 năm học tại Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam, thủ khoa đầu ra Nguyễn Thanh Thủy luôn giữ được danh hiệu sinh viên có học lực xuất sắc với điểm tổng kết 8,82. "Mỗi chuyên ngành có một cách học khác nhau. Mình chọn phương pháp học nhiều môn xã hội để trau dồi kiến thức, nhưng không cần học quá máy móc, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế. Điều quan trọng là rút ra được những bài học từ thực tiễn để phục vụ cho công việc sau khi ra trường".

Nguyễn Đức Tâm An - ĐH Sư phạm Hà Nội, Võ Tất Thắng - ĐH Dược Hà Nội, Hoàng Minh Trà - Viện ĐH Mở Hà Nội, Trần Văn Khả - ĐH Phòng cháy Chữa cháy và rất nhiều thủ khoa khác đạt điểm học tập xuất sắc đều có phương pháp học khác nhau. Chẳng hạn, hàng ngày, hệ thống lại bài giảng của thầy, cô đã dạy theo hình cành cây, ghi lại kiến thức chính ra giấy theo các gạch đầu dòng, học và nghiên cứu sâu thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học… Nhưng phương châm chung nhất của các thủ khoa là học tốt và hoàn thiện tất cả những công việc trong ngày.

Không dừng lại

Ngày 16 và 17/8 vừa qua, được giao lưu, tọa đàm với cán bộ, chiến sĩ tại Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân, thực sự là hoạt động có ý nghĩa và cũng là dấu ấn khó phai với 132 thủ khoa xuất sắc. Ở đó, các thủ khoa được gặp, nghe những lời tâm sự cũng như nhìn thấy sự lạc quan của người chiến sĩ. "Các anh tuổi đời còn rất trẻ, có người mới chỉ đôi mươi, nhưng sẵn sàng gác lại tình yêu đôi lứa, hy sinh hạnh phúc của riêng mình, không quản nắng gió, lên tàu ra biển để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng. Các anh luôn mang trong mình tình yêu với biển đảo và lý tưởng bảo vệ máu thịt của đất nước. Những chia sẻ của các anh về cuộc sống và tinh thần chiến đấu thêm một lần khiến chúng em cảm phục và tự hào về những người lính biển. Chúng em thấy mình phải nỗ lực hơn nữa trong học tập cũng như công việc của mình" - thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền Nguyễn Thị Mai chia sẻ.

Trong khi đó, Hoàng Thị Yến - thủ khoa xuất sắc Học viện Kỹ thuật Quân sự, đang là trợ giảng bộ môn Kỹ thuật vi xử lý của trường, thì tình yêu đối với biển đảo quê hương phải được thể hiện bằng hành động cụ thể và thiết thực chứ không phải lời nói sáo rỗng thiếu tính thực tế. "Tình yêu đó được mình thể hiện trong nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Mình sẽ không ngừng học tập và trau dồi kiến thức, kỹ năng, nâng cao hiểu biết để góp phần xây dựng đất nước, quê hương ngày một đẹp giàu". Lê Thu Trang - thủ khoa kép ĐH Ngoại ngữ lại có quan điểm: "Với em, tình yêu biển đảo quê hương được thể hiện thông qua con đường ngoại giao, giới thiệu và quảng bá rộng rãi hình ảnh cũng như truyền thống lịch sử vẻ vang của biển đảo Tổ quốc ta đến bạn bè quốc tế".

Để làm tốt vai trò của người công dân TP, Nguyễn Đức Tâm An - thủ khoa xuất sắc nhất trong số 132 thủ khoa cho hay: "Những cảm xúc trong buổi giao lưu và tham gia lễ dâng hương các liệt sĩ Hải quân tại Bến tàu không số K15 sẽ còn mãi trong em". Đây cũng là những tư liệu thực tế vô cùng quý giá để em đưa vào bài giảng môn Văn cho học sinh trường THCS Ngô Sỹ Liên - nơi cô gái dễ thương này đang bắt đầu đứng trên bục giảng, để truyền cho các em tình yêu biển đảo, tình yêu mảnh đất hình chữ S thân thương.

Cống hiến  để xây dựng quê hương

Điều mà rất nhiều thủ khoa xuất sắc mong muốn là được làm việc tại các cơ quan Nhà nước của TP để góp một phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô. Cho dù mức lương ngạch bậc không thể bằng thu nhập tại các đơn vị liên doanh, công ty tư nhân hay nước ngoài nhưng các bạn vẫn sẵn lòng. "Với em, cống hiến cho bất cứ miền đất nào trên dải đất hình chữ S cũng là cống hiến cho quê hương. Em hy vọng TP sẽ tiếp tục có những hỗ trợ thiết thực như chính sách chiêu mộ và đào tạo dành cho những người trẻ có năng lực và nhiệt huyết để tạo cơ hội cho chúng em được cống hiến, phát huy tốt khả năng của mình" - đảng viên trẻ Nguyễn Thị Mai tha thiết.

Sinh ra tại Thủ đô, Hoàng Minh Trà khao khát được làm việc trong một cơ quan của TP để có điều kiện phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Trà học ngành du lịch với mong muốn góp ý tưởng cho công tác quảng bá văn hóa và hình ảnh của người Hà Nội đến đồng bào trong cả nước cũng như bạn bè quốc tế. "Em sống đơn giản, sinh hoạt cá nhân không tốn kém. Với em, quan trọng nhất là môi trường làm việc thân thiện và cơ hội phát triển để có thể cống hiến hết mình".

Trong khi đó, chọn cho mình con đường đi du học bằng học bổng toàn phần tại một trường ĐH ở Pháp, Võ Tất Thắng mong muốn trở thành nhà nghiên cứu giỏi để về làm việc tại Việt Nam. Thắng muốn những kết quả nghiên cứu của mình sẽ được ứng dụng là cách tốt nhất để giúp những bệnh nhân ghép thận duy trì sự sống. "Tình yêu đất nước là tình cảm rất đỗi thiêng liêng đối với chúng em khi ra nước ngoài học tập. Mỗi người chúng em cũng giống như đại sứ bước ra trường quốc tế, sẽ tranh thủ mọi dịp để quảng bá tới bạn trẻ các nước biết Việt Nam đang rất nỗ lực trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. Đặc biệt, chúng em sẽ nỗ lực có kết quả học tập tốt để bạn bè quốc tế cảm phục mình hơn. Họ sẽ biết đến Việt Nam không chỉ có những anh hùng trong các cuộc kháng chiến, mà thế hệ trẻ chúng em rất siêng năng, cần cù và học giỏi. Đó là cách tốt nhất để lấy được thiện chí của mọi người" - Thắng chia sẻ.

Và còn rất nhiều thủ khoa xuất sắc khác cũng đều có những ước nguyện được đóng góp sức mình cho Thủ đô, cho đất nước. Trong những ngày này khi các thủ khoa đang thực hiện MV "Tổ quốc gọi tên mình" cho chương trình lễ tuyên dương, hơn bao giờ hết, hai chữ “Tổ quốc” trở nên rất đỗi tự hào và thiêng liêng trong trái tim các em. "Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá/ Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả… Ngọn đuốc của Hòa bình, bao người đã ngã/ Máu của người nhuộm mặn sóng Biển Đông…" - lời ca như thúc giục các bạn tình yêu đất nước, mong muốn được "Tổ quốc gọi tên mình".