Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Một kỷ nguyên mới của Internet

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Việc cho phép sử dụng các tên miền quốc tế có ký tự không phải là chữ cái Latinh từ năm tới làm thay đổi cấu trúc 40 năm lịch sử WWW và mở ra một kỷ nguyên mới.

KTĐT - Việc cho phép sử dụng các tên miền quốc tế có ký tự không phải là chữ cái Latinh từ năm tới làm thay đổi cấu trúc 40 năm lịch sử WWW và mở ra một kỷ nguyên mới.

Kể từ 16/11/2009, cơ quan quản lý tên miền quốc tế ICAAN sẽ nhận hồ sơ đăng ký và cho phép các quốc gia áp dụng phần mở rộng của mạng Internet và diễn đạt bằng ngôn ngữ của quốc gia đó. Vì vậy, tên miền quốc tế sẽ xuất hiện thêm các ký tự của các thứ tiếng như Nga, Trung, Arập... Tuy nhiên, ICAAN chưa cho phép áp dụng đối với các ngôn ngữ sử dụng chữ cái Latinh có trọng âm. Vì điều này liên quan đến vấn đề bảo mật. Tội phạm mạng có thể lợi dụng điều đó để tạo ra các trang web giả mạo. Ví dụ như người dùng sẽ không nhìn thấy sự khác biệt lần đầu tiên giữa 'google.com' và 'goógle.com”.

Đây sẽ là một tin xấu đối với các quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Đó là 4 ngôn ngữ sử dụng các ký tự có dấu (trọng âm). Nhưng rất có thể, trong tương lai 4 ngôn ngữ này sẽ xuất hiện trên các tên miền quốc tế.

Vì sao cần thay đổi?

Lý do cần phải thay đổi cấu trúc tên miền quốc tế với lịch sử tồn tại 40 năm có lẽ là để web sống thực sự với cái tên “World Wide Web” (trang web toàn cầu) của chúng. Ngày càng nhiều người dùng trên thế giới truy cập vào web và chúng đã trở nên phổ biến hơn rất nhiều. Nhưng trên thực tế, có hơn 50% trong tổng số 1,6 tỷ người dùng Internet phát âm các ngôn ngữ không phải là tiếng Latinh. Việc cho phép các trang web có tên miền sử dụng các chữ cái khác nhau sẽ làm cho địa chỉ web trở nên phong phú hơn và có thêm hàng triệu người dùng mới có thể truy cập vào web.

Hơn nữa, việc mở rộng dạng thức tên miền Internet sẽ giúp các doanh nghiệp nội địa, quy mô nhỏ tăng lợi nhuận khi các địa chỉ thư điện tử và Internet có thể được đặt theo ngôn ngữ mẹ đẻ tại chính khu vực kinh doanh của hãng. Trước đây, các công ty này có tên riêng theo ngôn ngữ của nước họ nhưng khi đăng ký tên miền đã phải đổi sang tiếng Anh. Vì vậy, việc mở rộng tên miền IDN sẽ giúp thu hút nhiều người dùng địa phương biết đến, giúp quảng bá thương hiệu của hãng cũng như giúp họ không còn phải phụ thuộc nhiều vào tiếng Anh.

Theo Rod Beckstrom, chủ tịch kiêm CEO của ICANN, việc mở rộng này sẽ tạo ra sự công bằng cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với các nước chưa bao giờ có ngôn ngữ của chính mình xuất hiện trên tên miền quốc tế. Không chỉ vậy, điều này sẽ thu hút thêm hàng triệu người dùng mới trên mạng, những người chỉ thông thuộc với tiếng mẹ đẻ.

Trở ngại

Tuy nhiên việc cho phép sử dụng các ngôn ngữ khác nhau cho địa chỉ trang web cũng gặp nhiều khó khăn cần được giải quyết.

Thứ nhất, việc thêm nhiều ngôn ngữ khác nhau không phải ngôn ngữ chuẩn trước đây trên tên miền sẽ cần phải thay đổi và điều chỉnh quy trình dịch tên miền ra địa chỉ IP như trước đây. Điều này sẽ mang đến nhiều nguy cơ bảo mật mới. Do đó, vấn đề bảo mật cũng cần được cân nhắc trong quá trình thay đổi cách dịch tên miền thành địa chỉ IP.

Thứ hai, điều này cũng gây nhiều sự phức tạp cho người dùng. Nhiều người lo sợ rằng, việc làm này sẽ khiến cho các trang web có tên miền nội địa (theo ngôn ngữ đặc trưng của quốc gia đó) phát triển nhanh để người dùng nội địa dễ dàng truy cập và họ chỉ thông thạo ngôn ngữ nội địa. Nhưng điều đó lại khiến cho người dùng thuộc quốc gia khác khó tiếp cận hơn vì chúng không phải là ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều các ngôn ngữ khác nhau nên việc mở rộng vẫn là cần thiết và chúng thể hiện sự công bằng đối với mọi quốc gia trên thế giới. Đi theo xu hướng này, hãng dẫn đầu thị trường tìm kiếm toàn cầu Google đã mở rộng việc hỗ trợ tìm kiếm cho các ngôn ngữ Hàn Quốc, Arập, Trung Quốc.

Thứ ba là sự khó khăn các bộ gõ phím. Người dùng sẽ gõ phím thế nào đối với các tên miền quốc tế có các ký tự đặc trưng của các quốc gia khi bàn phím của họ không hỗ trợ bộ ký tự đó? Vì vậy, điều này cần có sự hỗ trợ của các nhà sản xuất máy tính PC để cung cấp bàn phím hỗ trợ bảng chữ cái “ABC” của các nước phương Tây cùng với bộ ký tự khác như Nhật Bản, Arập, Hy Lạp, Kirin,...

Nhưng trên thực tế, người dùng vẫn có thể tải các bộ font chữ của các ngôn ngữ đó cùng với bàn phím ảo. Điều này sẽ hỗ trợ người dùng gõ các ký tự đặc biệt của các ngôn ngữ khác nhau mà trên bàn phím vật lý không có. Nhưng đôi khi vẫn có sự nhần lẫn đối với các bàn phím dành cho các hệ điều hành khác nhau, chẳng hạn như Windows và Mac. Vì vậy, để sử dụng bộ bàn phím ảo hiệu quả, người dùng cần phải có các bộ nhãn cụ thể dán trên bàn phím thực.

Bên cạnh đó, việc mở rộng sẽ gây khó khăn cho người dùng có thể tìm kiếm các trang Web bằng các công cụ tìm kiếm vì không biết tiếng của các quốc gia đó. Nhưng thông tin trên lại là tín hiệu tốt cho các hãng công nghệ và dịch vụ để phát triển các dịch vụ dịch thuật.