Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Mỹ chính thức rút khỏi thỏa thuận Paris, Trung Quốc có động thái lạ

Cẩm Anh (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chính quyền ông Trump hôm 4/11 đã nộp giấy tờ để rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris, bước đi chính thức đầu tiên trong suốt 1 năm kể từ tuyên bố.

Đây là một phần trong số chiến lược mở rộng của Tổng thống Donald Trump nhằm giảm gánh nặng cho nền công nghiệp Mỹ, tuy nhiên lại gây tranh cãi khi đến vào thời điểm các nhà khoa học và nhiều chính quyền trên thế giới thúc giục hành động ngăn tác động của tình trạng ấm lên toàn cầu.

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Một khi rời khỏi Hiệp định, Mỹ - quốc gia phát thải khí nhà kính và sản xuất khí đốt dầu mỏ hàng đầu thế giới, sẽ là quốc gia duy nhất đứng ngoài cam kết này.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 4/11 đã xác nhận bước đi của Washington trên bài đăng Twitter, khẳng định nước này đã cắt giảm phát thải trong những năm gần đây có gia tăng sản lượng năng lượng.

Đáng nói, trong một diễn biến liên quan ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ ký một thỏa thuận đảm bảo “sự không thể đảo ngược” của Hiệp ước khí hậu Paris, một quan chức từ văn phòng tổng thống Pháp cho biết hôm 5/11.

Thỏa thuận này được đưa ra sau khi động thái hoàn tất giấy tờ rút Mỹ khỏi hiệp định của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Trao đổi với báo giới ở Thượng Hải tháp tùng ông Macron, một giới chức văn phòng tổng thống Pháp bày tỏ sự hối tiếc trước động thái của Mỹ.

“Chúng tôi lấy làm tiếc về quyết định của Mỹ. Điều này khiến Pháp – Trung xích lại gần hơn trong hợp tác về khí hậu và đa dạng sinh học”, giới chức giấu tên cho biết.

Cho đến nay, Mỹ là quốc gia đầu tiên tuyên bố sẽ rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, nhưng cũng có 10 quốc gia khác chưa phê chuẩn Hiệp định, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.