Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2010, Hà Nội sẽ có thêm khoảng 1000 phòng khách sạn mới

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Sau hoạt động trì trệ trong suốt cả năm, quý 4/2009 đánh dấu sự phục hồi ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam. Kết thúc năm 2009, với tổng cộng 1,03 triệu lượt khách quốc tế quốc tế đến Việt Nam chỉ trong riêng quý 4, chỉ giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2008.

KTĐT - Sau hoạt động trì trệ trong suốt cả năm, quý 4/2009 đánh dấu sự phục hồi ấn tượng của ngành du lịch Việt Nam. Kết thúc năm 2009, với tổng cộng 1,03 triệu lượt khách quốc tế quốc tế đến Việt Nam chỉ trong riêng quý 4, chỉ giảm 11,7% so với cùng kỳ năm 2008.

Tại Hà Nội, hoạt động của các khách sạn tiếp tục xu thế hồi phục với công suất sử dụng phòng trung bình đạt mức tăng trưởng 8% theo quý, và 9% theo năm.

Trong quý 4/2009, giá thuê phòng trung bình (ADR) của phân khúc khách sạn 5 sao đã giảm đáng kể - 16,87% so với cùng kỳ năm 2008, và giảm 8,65% so với quý 3, đạt 125 USD/phòng/đêm. Trái lại, giá thuê phòng trung bình của cả phân khúc khách sạn 3 sao và 4 sao đều được ghi nhận tăng, lần lượt đạt 75 USD và 41,4 USD/phòng/đêm.

Với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của công suất sử dụng phòng, doanh thu trên phòng (RevPAR) của toàn thị trường khách sạn Hà Nội đạt mức tăng trưởng theo quý là 11,65% và mức tăng trưởng theo năm là 11,43%.

Khách sạn Best Western Mường Thanh Hà Nội được chính thức đưa vào sử dụng ngày 10/10/2009. Nằm ở khu đô thị mới Bắc Linh Đàm, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, khách sạn có vốn đầu tư 500 tỷ đồng, bao gồm 168 phòng, mặc dù chưa được phân hạng sao nhưng được dự đoán sẽ là khách sạn 4 sao.

Đến năm 2010, ước tính có khoảng 4,5 đến 4,6 triệu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tương ứng với mức tăng khoảng từ 18% - 21% so với 2009. Tổng ngân sách nhà nước dành cho việc phát triển ngành du lịch thông qua các hoạt động kỉ niệm hướng đến Đại lễ “1000 năm Thăng Long – Hà Nội” sẽ vào khoảng 2,16 triệu USD, tăng 0,81 triệu USD so với năm 2009.

Trong năm 2010, dự kiến sẽ có khoảng 1.000 phòng khách sạn được đưa vào sử dụng, bao gồm hai khách sạn 4 sao tại quận Hoàn Kiếm và hai khách sạn 5 sao tại khu vực phía Tây trên đường Phạm Hùng.

Khả năng bán phòng của các khách sạn này sẽ là một thước đo tốt để đánh giá “độ chín muồi” của khu vực trung tâm mới phía Tây thành phố. Khả năng này phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của các dự án hạ tầng cơ sở; ví dụ đường Lạc Long Quân, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường Vành đai 3 và các tuyến đường khác.

Một yếu tố quan trọng không kém là sự hoàn thành và hoạt động cho thuê của các dự án văn phòng lân cận rất cần thiết để thu hút sự quan tâm tới khu vực vốn được coi là rất hạn chế các điểm du lịch (ngoài khu vực Hoàn kiếm).

Theo Công ty CBRE Việt Nam (chuyên về tư vấn, quản lý bất động sản), dự đoán các khách sạn dọc trục đường Phạm Hùng sẽ phải đương đầu với khó khăn trong ít nhất là 2 đến 3 năm tới cho đến khi khu vực này có thể phát triển ổn định và hạ tầng cơ sở xung quanh được hoàn thiện (dù có khó khăn trước mắt, triển vọng lâu dài sẽ thực sự sáng sủa).

Ước tính, đến năm 2011 sẽ có thêm 2 dự án với 932 phòng (chiếm 15%) và tới năm 2012 là 4 dự án khác với 1.250 phòng (chiếm 21%). 19 dự án còn lại dự kiến cung cấp cho thị trường Hà Nội thêm 2.700 phòng (tương ứng 44%) tiếp sau năm 2012.