Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Năm 2010, tỷ lệ nhập siêu tối đa không quá 20%

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong năm 2010.

KTĐT - Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong năm 2010.

Trong năm 2010, các Bộ, ngành, địa phương phải xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu là nhiệm vụ và giải pháp giải quyết có hiệu quả yêu cầu về bảo đảm cán cân thương mại, hạn chế nhập siêu, góp phần ổn định các cân đối vĩ mô của nền kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu trong năm 2010.

Theo đó, yêu cầu cơ bản là phải xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án xuất khẩu cụ thể đối với từng nhóm mặt hàng theo từng tháng, quý. Phấn đấu đạt chỉ tiêu xuất khẩu mà Quốc hội đã giao và kiểm soát để tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu trong năm 2010 tối đa không vượt quá 20%.

Năm 2010, kỳ vọng cho xuất khẩu

Bộ Công Thương dự báo, trong năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 60 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2009.

Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đứng đầu thế giới như hạt điều, hạt tiêu đen; đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, cà phê; đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên, hải sản; đứng thứ 7 thế giới về hàng giày dép và thứ 10 thế giới về hàng dệt may.

Đặc biệt, Việt Nam có lợi thế xuất khẩu về hàng nông sản, nhất là hàng nông sản nhiệt đới. Một lợi thế nữa là Việt Nam có nhiều lao động trẻ, độ tuổi vàng, đặc biệt là trong những lĩnh vực sản xuất cần nhiều lao động. Bên cạnh đó, nước ta cũng nằm ở trung tâm Đông Nam châu Á nên có nhiều lợi thế về địa lý, có nhiều cảng nước sâu, có thể thành lập các khu công nghiệp để sản xuất và xuất khẩu hàng hoá.

Ngay thời điểm đầu năm mới, Bộ Công Thương đang tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu với trên 200 đề án xúc tiến thương mại trong năm 2010 được phê duyệt với kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ là 250 tỉ đồng, tăng 45% so với thực hiện năm 2009.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cao su, dệt may,... đã sẵn sàng lên kế hoạch để làm đòn bẩy hoàn thành mục tiêu xuất khẩu của năm 2010, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Thúc đẩy xuất khẩu biên mậu, nâng cao hiệu quả xúc tiến thương mại

Đây được xem là những biện pháp cụ thể được Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng thực hiện. Trong đó, lưu ý tiếp tục thúc đẩy việc xây dựng chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, cơ chế chính sách tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm chất lượng cao, tổ chức các kênh phân phối các mặt hàng thiết yếu.

Đầu quý I/2010, Bộ Công Thương phải trình Thủ tướng Chính phủ chính sách phát triển xuất khẩu cho năm 2010; Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia được trình Thủ tướng Chính phủ ban hành vào quý II/2010.

Bộ Tài chính tiếp tục hướng dẫn thủ tục tạm hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hóa thực xuất khẩu, đồng thời chỉ đạo ngành hải quan thực hiện cải cách thủ tục để rút ngắn thời gian thông quan và thời gian quyết toán thuế, nhất là đối với nguyên liệu nhập khẩu sản xuất và gia công hàng hóa.

Trong năm 2010, sẽ triển khai Đề án thí điểm "Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu", do vậy Bộ Tài chính phải sớm hoàn thành Đề án này trong quý I/2010.

Cũng về tín dụng xuất khẩu, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt chẽ hoạt động tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, đồng thời có biện pháp điều tiết việc cho vay nhập khẩu các lại mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm không thiết yếu.

Kiểm soát nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Từ quý I/2010, Bộ Công Thương tiến hành quy định áp dụng hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan hoặc giấy phép nhập khẩu để kiểm soát nhập khẩu các nhóm hàng gây hại cho người, môi trường và nguy cơ lây dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Đồng thời, tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu, quy trình thông quan đối với các nhóm hàng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu nhất là hàng nông, thủy sản, thực phẩm chế biến, hóa mỹ phẩm, thuốc chữa bệnh...

Trong trường hợp cần bảo đảm an toàn sức khỏe cho người dân và ngăn chặn dịch bệnh có nguy cơ từ hàng hóa nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Công Thương phải chủ động áp dụng biện pháp ngừng nhập khẩu các mặt hàng không rõ xuất xứ, không đảm bảo chất lượng theo đường biên mậu.

Hiện nay đang có tình trạng nhập trâu bò lậu qua các đường tiểu ngạch tại một số tỉnh có đường biên giới với nước bạn, nhất là các tỉnh biên giới phía Tây Nam. Có thời điểm, trâu bò nhập lậu lên tới hàng trăm con mỗi ngày. Hầu hết số trâu, bò nhập lậu chưa qua kiểm dịch, gây nguy cơ dịch bệnh rất lớn. Trước tình hình thực tế này, Thủ  tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương phải tổ chức công tác kiểm dịch động thực vật nhập khẩu một cách chặt chẽ, đúng quy định.

Một nhiệm vụ quan trọng khác đã được Thủ tướng nhấn mạnh là Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định các nguyên tắc giám sát và chính sách khuyến khích hoạt động đầu tư của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước theo hướng khuyến khích đầu tư chiều sâu tăng sản lượng và chất lượng xuất khẩu, hạn chế đàu tư vào các lĩnh vực phi sản xuất.