Đường vành đai 5 được xây dựng nhằm giải quyết nhu cầu vận tải giữa các đô thị lân cận Thủ đô Hà Nội (khoảng 40 – 60 km); giải quyết một phần các nhu cầu vận tải ở khu vực phía Bắc trong mối liên hệ giữa các vùng Đông Bắc – Tây Bắc, vùng duyên hải ven biển và khu vực phía Nam; là đường cao tốc, đường quốc lộ cấp cao với mức độ phục vụ tiên tiến; hướng tuyến đường sẽ đi qua 08 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc với tổng chiều dài khoảng 342,5 km…
Vành đai 5 có chức năng liên kết các đô thị đối trọng – thành phố tỉnh lỵ trong vùng thủ đô Hà Nội; góp phần phát triển KT-XH trong vùng: Đô thị, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng CNH – HĐH; khai thác tiềm năng, lợi thế các khu vực đang còn hạn chế về kết nối giao thông; gom lưu lượng vận tải đến các hành lang vận tải chính (hệ thống đường cao tốc).
Về kế hoạch triển khai xây dựng hướng tuyến đường vành đai 5 dự kiến đến năm 2015, phê duyệt quy hoạch chi tiết và triển khai cắm mốc để quản lý quy hoạch; đến năm 2020, thông toàn tuyến đường vành đai 5 theo các quốc lộ hiện hữu, xây dựng một số đoạn tuyến mới có nhu cầu từ 2 – 4 làn xe; đến năm 2030, xây dựng toàn tuyến theo quy hoạch của đường vành đai 5, đạt tối thiểu 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cao tốc và quốc lộ; giai đoạn ngoài 2030, xây dựng hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch…