Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nản lòng vì những tiêu chí xa vời

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện (BV) được Bộ Y tế ban hành được coi là công cụ đo chất lượng BV, tuy nhiên, sau hơn một năm thực hiện, nhiều BV “lắc đầu” thừa nhận, khó đạt được loại khá. Còn để trở thành BV tốt hoặc rất tốt, điều đó quá xa vời.

Nhiều quy định xa vời

Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê cho biết, tiêu chí đánh giá chất lượng BV gồm 83 tiêu chí. Các BV được đánh giá theo 5 mức độ: Mức 1 - yếu kém, mức 2 - trung bình, mức 3 - khá, mức 4 - tốt và mức 5 - rất tốt. Tính đến nay, khoảng 1.120 BV các tuyến đã hoàn thành việc tự đánh giá chất lượng (chiếm gần 88%). Trong số này, gần 1.000 BV đã được cơ quan quản lý chấm điểm lại. Nhìn chung, các BV tuyến T.Ư có điểm mạnh về nhân lực y tế, chất lượng hoạt động chuyên môn nhưng các BV ngoài công lập lại nhỉnh hơn về phần hướng dẫn, chăm sóc người bệnh. Đa số các BV tuyến T.Ư đều đánh giá tương đối chính xác thực trạng chất lượng BV. Cụ thể, kết quả điểm trung bình của các BV tuyến T.Ư là 3,31/thang điểm 5; tuyến tỉnh, TP là 2,68; tuyến quận, huyện là 2,53. Trong khi đó, các BV ngoài công lập và BV bộ, ngành có kết quả điểm đánh giá lần lượt là 2,53 và 2,74.
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội kiểm tra mắt cho bệnh nhân .                                                                             Ảnh: Nguyễn Đức
Bác sĩ Bệnh viện Mắt Hà Nội kiểm tra mắt cho bệnh nhân . Ảnh: Nguyễn Đức
Đề cập đến vấn đề này, lãnh đạo một số BV cho rằng, nhiều tiêu chí khó thực hiện, đặc biệt đối với tuyến dưới. Chẳng hạn như tiêu chí “áp dụng các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị”. Tiêu chí này không
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV gồm 5 phần với 83 tiêu chí, trong đó có 19 tiêu chí hướng đến người bệnh, 14 tiêu chí hướng đến phát triển nguồn nhân lực, 38 tiêu chí liên quan đến chất lượng chuyên môn, 8 tiêu chí về cải tiến chất lượng và 4 tiêu chí đặc thù chuyên khoa.
phải BV nào cũng thực hiện được vì đòi hỏi về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Một số tiêu chí đòi hỏi quá cao, chỉ phù hợp với quốc tế như tiêu chí: Tại BV có các khu nhà trọ phục vụ người bệnh, người nhà bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, người bệnh nghèo và các đối tượng được ưu tiên khác; có mạng internet không dây phục vụ người bệnh; có siêu thị nhỏ trong BV, cung cấp đủ các mặt hàng thiết yếu cho người bệnh và người thân.

Đối với các BV Hà Nội, bà Lưu Thị Liên - Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, một số BV gặp khó khăn trong thực hiện một số tiêu chí như: BV có cây xanh, bãi cỏ, công viên, ghế đá, hoặc tiêu chí người bệnh được tôn trọng bí mật riêng tư có quy định “khoảng cách giữa 2 giường bệnh liền kề tối thiểu 2m…”, do đa số BV được xây dựng đã lâu, cơ sở vật chất chật hẹp như BV Đa khoa Đống Đa, Xanh Pôn, Mắt Hà Nội…

Áp tiêu chí để phấn đấu

Tại một số BV đầu ngành như Bạch Mai, K, mặc dù những tiêu chí về trình độ nhân lực, kỹ thuật cao, đón tiếp chu đáo, viện phí minh bạch… đều đạt, nhưng tiêu chí khó khăn nhất hiện nay là “không nằm ghép” thì chưa biết đến bao giờ mới đạt được. Thực tế, tại BV Bạch Mai, dù đã cố gắng nhiều nhưng hiện nay vẫn có 10/25 khoa còn bệnh nhân nằm ghép nên bị mất điểm. Còn tại BV K cơ sở 1 và cơ sở 2, dự kiến đến tháng 5/2015 mới giảm tải, còn những tiêu chí khác cùng khó bề đạt tốt.

Đánh giá việc thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng BV, ông Khuê cho rằng, các đơn vị cần xác định rõ mục đích lớn nhất của việc đánh giá tiêu chí chất lượng là để giúp BV tự nhìn nhận những vấn đề còn yếu trong quản lý chất lượng, xác định các vấn đề ưu tiên cần cải tiến. Bộ tiêu chí không chỉ là thước đo chất lượng của các BV mà còn là thước đo năng lực quản lý, điều hành của giám đốc các BV. Bộ tiêu chí đưa ra không để các BV đạt ngay kết quả tối đa mà nhằm giúp các BV không ngừng hoàn thiện và vươn lên để có chất lượng tốt nhất phục vụ người bệnh.

Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo BV cho rằng, tiêu chí là để BV phấn đấu, nhưng có những tiêu chí quá xa vời, dù phấn đấu mãi cũng không đạt được, sẽ làm các BV “nản lòng”.