Lợi nhuận thấp
Chúng ta phấn đấu trong 10 – 20 năm tới, Việt Nam sẽ không chỉ là một quốc gia XK lúa gạo đạt mức kim ngạch hàng đầu thế giới, mà hạt gạo Việt sẽ đem lại giá trị gia tăng tốt nhất. Tất cả các tỉnh làm lương thực phải tập trung hơn nữa để sản xuất lúa gạo chất lượng cao, hình thức đẹp, sạch, đặc biệt là xây dựng một số thương hiệu lớn. Các nhà khoa học, các đơn vị sản xuất kinh doanh phải xắn tay cùng Nhà nước lo cho sản xuất lúa gạo theo định hướng hữu cơ, chất lượng và thương hiệu. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc |
Năm 2017, dự báo sản lượng thóc đạt 44,892 triệu tấn, tổng lượng gạo hàng hóa phục vụ xuất khẩu khoảng gần 9 triệu tấn, bao gồm cả lượng gạo tồn kho năm 2016 chuyển sang khoảng 0,9 triệu tấn. Riêng lượng gạo hàng hóa vụ Đông Xuân 2016 - 2017 đã khoảng 3,625 triệu tấn. Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) hiện nắm giữ vị thế độc quyền trong XK gạo đã tạo ra rào cản cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN. Thông tư 44/2010/TT – BCT quy định DN phải nộp bản sao hợp đồng trong đó có giá gạo XK và báo cáo lượng thóc, lượng gạo có sẵn của DN. Thương nhân XK gạo còn phải báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng để VFA nắm bắt và sẽ không được XK thấp hơn giá sàn. Đây là một trong những biểu hiện của rào cản thể chế. TS Đặng Quang Vinh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư Hiện nay, vấn đề vướng nhất cần tháo gỡ là tích tụ đất đai để sản xuất lớn. Tích tụ ruộng đất không có nghĩa là nông dân mất đất canh tác, mà thực chất là đưa vào “ngân hàng đất đai”. Khi đó, nông dân có thể góp cổ phần bằng ruộng đất của mình hoặc trở thành công nhân nông nghiệp cho chính DN thuê lại ruộng đất. Như vậy chính là biện pháp để nông dân “ly nông nhưng không ly hương”, có thể làm giàu trên chính quê hương. Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang Trần Anh Thư |