Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nâng cao công tác ngoại vụ, phục vụ hội nhập quốc tế địa phương

Theo TTXVN/VIETNAM+
Chia sẻ Zalo

Ngày 21/8, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội với chủ đề: “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại địa phương phục vụ hội nhập và phát triển.” Bên lề Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung đã có cuộc trao đổi với báo chí.

Sau đây là nội dung cuộc trao đổi:​

- Thứ trưởng có thể cho biết Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 18 có ý nghĩa như thế nào?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 18 có ý nghĩa rất đặc biệt, được tổ chức ngay sau Đại hội Đảng lần thứ XII và được tổ chức cùng với Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29. Nhiệm vụ đề ra của Hội nghị là đánh giá lại công tác ngoại vụ và xác định đây là lĩnh vực quan trọng của Bộ Ngoại giao kể từ Hội nghị Ngoại vụ lần thứ 17 năm 2013; đề ra phương hướng hoạt động trong thời gian tới và những biện pháp cụ thể như tiêu đề Hội nghị đã nhấn mạnh là nâng cao hiệu quả của công tác ngoại vụ nhằm phục vụ tốt sự nghiệp phát triển cũng như hội nhập quốc tế của địa phương.​
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung.
- Sau những chia sẻ của đại diện các Sở Ngoại vụ địa phương cũng như Trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong khuôn khổ Hội nghị, Thứ trưởng đánh giá như thế nào về kết quả thu được của hoạt động ngoại vụ thời gian qua?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Có thể khẳng định rằng kết quả thu được của các hoạt động ngoại vụ rất tích cực. Các đại biểu, Đại sứ đều đã đánh giá, trong thời gian vừa qua, công tác ngoại vụ đã được các b ộ , ban ngành ở Trung ương, trong đó có Bộ Ngoại giao, cơ quan được Đảng và Nhà nước giao trực tiếp nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, hỗ trợ các địa phương quản lý hoạt động ngoại vụ đã hết sức quan tâm, thể hiện qua việc tăng cường công tác tổ chức, văn bản pháp lý liên quan tới công tác ngoại vụ. Bộ máy hoạt động ngoại vụ đã được củng cố. Cụ thể, chúng ta đã có 50 tỉnh, thành phố có Sở Ngoại vụ, đội ngũ cán bộ ngoại vụ được đào tạo, phát triển cả về chất lượng và số lượng, đóng góp vào công tác địa phương trên tất cả các lĩnh vực như: Bảo đảm an ninh, chính trị và trật tự xã hội. Các Sở Ngoại vụ đã kết nối với Bộ Ngoại giao, các bộ, ban, ngành Trung ương để tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo an ninh.

Về chính trị-đối ngoại, công tác đối ngoại địa phương đã tham mưu cho cấp ủy chính quyền địa phương, phối hợp với bộ, ban, ngành Trung ương trong việc tạo dựng mối quan hệ với các nước, đặc biệt là địa phương các nước. Trong hai năm qua, gần 300 văn bản hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với địa phương các nước đã được ký kết.

Đặc biệt về lĩnh vực kinh tế, các Sở Ngoại vụ đã kết nối với Bộ Ngoại giao, qua đó kết nối với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để thúc đẩy đầu tư, tìm nguồn chuyển giao công nghệ mới, hợp tác về giống cây trồng.

Trong nông nghiệp, một số đại diện địa phương cho rằng, để phát triển tốt nông nghiệp cần tìm được thị trường và chú trọng tới công nghệ để đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng cũng như giảm giá thành sản phẩm, từ đó tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững ngành nông nghiệp. Liên quan tới vấn đề chống biến đổi khí hậu, rõ ràng sự hỗ trợ của bên ngoài có ý nghĩa quan trọng không chỉ về vốn mà còn về công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhiều địa phương trong nước phát triển quan hệ hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp các nước nhằm thu hút nguồn chất xám, du lịch với nhiều hình thức khác nhau.

- Theo Thứ trưởng, thời gian tới, Bộ Ngoại giao sẽ có hỗ trợ như thế nào với các địa phương để thúc đẩy hoạt động đối ngoại địa phương đạt hiệu quả tốt hơn?

Thứ trưởng Lê Hoài Trung: Qua theo dõi và từ các nghiên cứu của các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, tôi cho rằng các cơ quan chức năng ở địa phương đã rất nỗ lực đối với công tác đối ngoại địa phương. Nhiều đơn vị, ban, ngành khác nhau của địa phương đã tham gia vào công tác này như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Ngoại vụ và nhiều đơn vị chuyên môn khác.

Tuy nhiên, chúng ta biết quá trình triển khai các dự án còn phụ thuộc vào không chỉ các đối tác của ta mà còn ở đối tác quốc tế. Bộ Ngoại giao, từ trước đến nay đều cố gắng phối hợp với các địa phương xây dựng những kế hoạch cụ thể. Đối với Chiến lược về hội nhập quốc tế, các địa phương cũng xây dựng chiến lược về hội nhập quốc tế riêng cho mỗi địa phương. Nhiều địa phương đã và đang triển khai một trong những yêu cầu là tranh thủ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn viện trợ quốc tế, tranh thủ những điều kiện mới của các hiệp định thương mại tự do đề ra như thế nào.

Các địa phương cũng cần làm việc với các đối tác, các ban, ngành ở Trung ương để xác định những thế mạnh của từng địa phương và lựa chọn những đối tác phù hợp để có thể tranh thủ. Tôi cho rằng, việc xây dựng kế hoạch và xác định những đối tác phù hợp là rất quan trọng. Cùng với đó tổ chức những khóa bồi dưỡng, giới thiệu, thông tin về hội nhập quốc tế. Bộ Ngoại giao cũng đã mở những lớp bổ trợ kiến thức cho khoảng 2.000 lượt cán bộ làm công tác đối ngoại tại các sở, ban, ngành tại địa phương; giúp nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ về biên, phiên dịch, kiến thức về kinh tế, các vấn đề liên quan đến nước ngoài.

Để làm tốt hơn nữa công tác đối ngoại tại địa phương, các địa phương phải xây dựng được kế hoạch chiến lược liên quan đến hội nhập quốc tế, từ đó xác định những đối tượng, quốc gia, tổ chức phù hợp với nhu cầu của từng địa phương cụ thể.