Còn những trở ngại
Theo PGS.TS Giang Thanh Long – Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân, NSLĐ có “nhảy vọt” hay không còn phải cân nhắc, bởi có sự khác biệt trong phân bổ lực lượng lao động và NSLĐ giữa các ngành nghề. Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, NSLĐ bình quân khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 32,9 triệu đồng/lao động, bằng 39% mức bình quân chung; bằng 29% năng suất khu vực công nghiệp và xây dựng và gần bằng 1/3 khu vực dịch vụ. Trong khi đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lại chiếm tới 44% tổng lực lượng lao động. Điều này cho thấy, nếu muốn NSLĐ tăng cao buộc phải cải thiện NSLĐ trong nông, lâm nghiệp và thủy sản hoặc cải thiện mạnh hai khu vực còn lại để “kéo” khu vực có năng suất lao động thấp hơn này.Phân xưởng may sản phẩm mẫu tại Công ty dệt kim Đông Xuân. Ảnh: Hải Linh |
PGS.TS Dương Văn Sao – nguyên Hiệu trưởng Đại học Công đoàn cho rằng hiện nay, NLĐ chưa được hưởng lương xứng với giá trị lao động, công việc không ổn định; những người có tài năng, sáng kiến để nâng cao NSLĐ chưa được khích lệ kịp thời. Đặc biệt, chính sách cào bằng trong thi đua, cộng với điều kiện về lao động, môi trường lao động còn hạn chế khó có thể giúp NSLĐ tăng cao.
Mạnh mẽ thay đổi tư duyKỳ vọng NSLĐ tăng, nhưng PGS.TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân, công đoàn không khỏi băn khoăn khi các nước trong khu vực và trên thế giới đang vượt xa Việt Nam về NSLĐ. Trong khi đó, nhiều DN của Việt Nam vẫn “mải mê” sử dụng lao động trình độ thấp, công nghệ cần nhiều lao động hơn kỹ thuật. Vì thế "bẫy" thu nhập trung bình của ta sẽ hiện hữu trong 10 – 15, thậm chí 20 năm nếu không đổi mới mạnh. Để cải thiện NSLĐ, ông Vũ Quang Thọ cho rằng nên học một số nước vay nợ tài chính để đầu tư vào nguồn lực con người, giúp NLĐ có trình độ cao hơn, tạo ra đột phá về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Khi sản phẩm thặng dư do nền kinh tế tạo ra cao hơn sẽ dùng để trả nợ vốn vay, đó chính là NSLĐ.Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài. TS Nguyễn Hữu Dũng – nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Lao động xã hội nhìn nhận, Nhà nước nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng như mở đường cao tốc; có chiến lược về khoa học công nghệ; hoàn thiện thể chế để tạo điều kiện cho DN phát triển cũng như tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Giải pháp dài hạn đối với DN là có định hướng phát triển DN cũng như sản phẩm để tham gia vào chuỗi giá trị cao... Còn ông Vũ Quang Thọ đề xuất: “Tương lai nông nghiệp không chỉ trông chờ vào cấy lúa, trồng hoa màu, chăn nuôi mà phải chế biến sản phẩm mới tạo ra năng suất và giá trị sản phẩm cao. Lúc này sẽ kết hợp chặt chẽ công nghiệp và nông nghiệp, nông nghiệp tạo ra nguồn đầu vào của công nghiệp, công nghiệp chế biến sản phẩm của nông nghiệp mới tạo ra được giá trị gia tăng cao”.Theo các chuyên gia, điểm căn cơ nhất để cải thiện NSLĐ là thay đổi tư duy để tham gia vào những chuỗi sản xuất có giá trị gia tăng cao. Ví dụ trong công nghiệp, cần thoát dần sản xuất chủ yếu dựa vào gia công lắp ráp sang chế tạo. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất quan trọng cho cải thiện NSLĐ và quy mô kinh tế. Với việc số lượng DN được thành lập mới đang phát triển mạnh, các chuyên gia kỳ vọng NSLĐ được cải thiện làm thay đổi năng suất chung của cả nước. Muốn vậy, DN nên tập trung vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ cho xã hội cũng như các tập đoàn kinh tế lớn để tạo ra giá trị cao. Nhưng nhân tố quan trọng nhất góp phần lớn vào tăng NSLĐ chính là NLĐ, cần rèn luyện tác phong và kỹ năng làm việc nhóm mới giữ được việc làm và có thu nhập tốt.Nghiên cứu của chúng tôi về nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2010 - 2012 cũng cho thấy chuyển dịch lao động tới các ngành có năng suất cao hơn và cải thiện NSLĐ nội ngành là hai yếu tố rất quan trọng cho cải thiện NSLĐ chung.PGS.TS Giang Thanh Long – Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý,Đại học Kinh tế quốc dân |