Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng"

Phạm Hùng
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các thanh niên trai tráng đã hóa trang thành những cô gái duyên dáng trong điệu múa "Con đĩ đánh bồng" độc nhất vô nhị tại lễ hội làng Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội diễn ra hôm nay (24/2 tức mùng 9 tháng Giêng âm lịch).

  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 1  Lễ hội bắt đầu từ sáng sớm, mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc. 
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 2  Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 3  Tuy nhiên màn múa đặc sắc được mong đợi nhất "Con đĩ đánh bồng" (còn được gọi là múa bồng) diễn ra vào buổi chiều. 
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 4  Hàng ngàn người dân địa phương và các vùng lân cận về đây dự hội, tạo không khí rộn ràng khắp làng trên xóm dưới.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 5  Theo những nghệ nhân cao niên gốc làng Triều Khúc đồng thời là những người dạy điệu múa truyền thống này cho các thanh niên trong làng, những chàng trai được tuyển chọn trong đội múa phải đáp ứng nhiều tiêu chí.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 6  Trong đó, bắt buộc phải là dân làng Triều Khúc, ngoan ngoãn, thành đạt, mặt mũi sáng sủa, khôi ngô, lý lịch trong sạch. Ngoài việc múa dẻo thì gương mặt phải có thần thái. 
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 7  Trước hội làng nhiều tháng, các thanh niên được tập luyện kỹ lưỡng.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 8  Trong ngày hội, các thanh niên được tô son thoa phấn, chít khăn, mặc áo mớ ba mớ bảy, đưa mắt lúng liếng, nhảy múa, lắc lư uyển chuyển, nhịp nhàng để bà con tán thưởng.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 9  Những chàng trai giả gái vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, trông vui mắt.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 10  Múa Bồng khó nhất là biểu cảm của ánh mắt. Ánh mắt sao cho phải thật đong đưa.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 11  Các cụ cao niên trong làng Triều Khúc cho biết, điệu múa "Con đĩ đánh bồng" có từ thời Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng đánh thắng giặc Đường tại thành Tống Bình (Hà Nội bấy giờ).
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 12  Sau đó, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chọn đình làng Triều Khúc làm nơi khao quân, cho những chàng trai đóng giả gái nhảy múa để khích lệ quân lính. Đó là nguồn gốc của một trong những điệu múa cổ nhất Thăng Long, còn tồn tại đến ngày hôm nay.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 13  Theo lễ giáo phong kiến khi đến điện thờ thần linh người phụ nữ không được vào đình. Vì vậy mà các nam thanh phải đóng giả thành các cô thiếu nữ, từ đây cũng tạo nên điểm lạ trong điệu múa Bồng.
  • Ngắm trai làng Triều Khúc lả lơi múa điệu "Con đĩ đánh bồng" - Ảnh 14  Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 tới hết 12 tháng Giêng âm lịch.