Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Ngăn chặn nguy cơ mất an toàn thực phẩm

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Cứ đến gần Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản, thực phẩm tăng cao, mối lo ngại về ATTP lại lớn dần. Bởi vậy, kiểm soát chặt chẽ chất lượng các mặt hàng thực phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp, ngành, địa phương.

Cấp cơ sở còn yếu

Có thể nói, với sự chỉ đạo sát sao của UBND TP và sự vào cuộc tích cực của các ngành, trong năm 2014, công tác quản lý chất lượng các mặt hàng nông, lâm, thủy sản trên địa bàn Hà Nội đã có sự chuyển biến đáng kể. Số vụ vi phạm về ATTP giảm so với trước, nhận thức của người sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản, thực phẩm cũng được nâng lên. Trong năm, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội đã tiến hành kiểm tra định kỳ 140 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản. Kết quả, chỉ có 2 cơ sở chưa đủ điều kiện ATTP (xếp loại C). Mặc dù vậy, qua thanh, kiểm tra việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, Chi cục vẫn phát hiện một số cơ sở không rõ nguồn gốc xuất xứ hay sản phẩm có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức tối đa cho phép. Theo ông Trần Mạnh Giang – Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội, việc triển khai thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP thuộc đối tượng phân cấp cho cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đạt thấp so với kế hoạch. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ trong công tác này còn rất thiếu, đặc biệt là cấp xã, phường.
Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP kiểm tra một cơ sở giết mổ gia cầm tại huyện Thường Tín. Ảnh: Quang Thiện
Đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP TP kiểm tra một cơ sở giết mổ gia cầm tại huyện Thường Tín. Ảnh: Quang Thiện
Một nguyên nhân bất cập nữa là hiện nay, Luật ATTP đã có hiệu lực, song văn bản quy phạm pháp luật về
Bộ NN&PTNT vừa yêu cầu sở NN&PTNT các tỉnh, TP chủ động phối hợp tổ chức các đoàn thanh, kiểm tra liên ngành về ATTP trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là các loại thực phẩm được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết và lễ hội xuân 2015.
ATTP của một số nhóm ngành hàng vẫn còn thiếu như quy định về mức giới hạn cho phép đối với một số chỉ tiêu histamin, ure trong nước mắm, thuốc bảo vệ thực vật profenofos trong rau muống… Trong khi đó, một số cơ sở sản xuất có quy mô còn nhỏ lẻ, không đáp ứng điều kiện đảm bảo ATTP.

Thông báo công khai vi phạm

Càng gần Tết, nhu cầu các mặt hàng gạo, thịt, trứng, sữa, rau củ quả… ngày càng tăng dẫn tới nguy cơ trà trộn hàng kém chất lượng, không đảm bảo ATTP bán ra thị trường. Bởi vậy, để quản lý tốt hơn chất lượng các mặt hàng nông sản, thực phẩm cần có sự giám sát chặt chẽ của các cấp, ngành. Bà Nguyễn Thị Ánh Thịnh – Phó Trưởng ban Quản lý chợ đầu mối Long Biên chia sẻ, lượng hàng tập trung về chợ khoảng 200 – 300 tấn hàng/ngày. Hơn nữa, các mặt hàng nông sản, thực phẩm chủ yếu lại được kinh doanh vào ban đêm nên việc quản lý ATTP gặp nhiều khó khăn. Do đó, bà Thịnh đề nghị các cơ quan chức năng quản lý, giám sát chặt chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Thực tế cho thấy, việc đánh giá, phân loại và công khai các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản đang được xem là giải pháp hữu hiệu để đảm bảo ATTP. Việc làm này cũng giúp cho người tiêu dùng nhận biết được sản phẩm an toàn hay không. Trong năm 2014, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản Hà Nội đã thực hiện thí điểm phân loại A, B, C và công khai kết quả đánh giá được 350 cơ sở. Đồng thời, lựa chọn 15 xã, phường tham gia công khai kết quả thanh tra, phân loại trên hệ thống loa phát thanh tại 8 quận, huyện gồm: Ba Đình, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Trì.

Ông Ngô Đại Ngọc – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, việc quản lý ATTP là nhiệm vụ rất quan trọng của TP. Hiện nay, mặc dù sản xuất đã có nhiều tiến bộ, song hệ thống phân phối nông sản, thực phẩm trên địa bàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Thời gian tới, ngành nông nghiệp Hà Nội sẽ tiếp tục cử các đoàn thanh, kiểm tra chất lượng nông, lâm, thủy sản từ sản xuất đến tiêu thụ, qua đó kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm, chặn đứng các nguy cơ mất ATTP.