KTĐT - Trong trường hợp thông thường, chất protein thực vật vào trong cơ thể chúng ta sau khi trải qua trao đổi và bị biến đổi, cuối cùng đa phần trở thành phế thải chứa Ni tơ và thận thải ra ngoài cơ thể.
Đậu phụ mặc dù có nhiều đặc tính tốt nhưng với một số người, ăn nhiều lại làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người thiếu máu
Đậu phụ rất giàu protein thực vật và ăn nhiều không những gây trở ngại cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể mà còn dễ làm cho protein tiêu hóa không tốt, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, chướng bụng vv.
Người có tuổi
Trong trường hợp thông thường, chất protein thực vật vào trong cơ thể chúng ta sau khi trải qua trao đổi và bị biến đổi, cuối cùng đa phần trở thành phế thải chứa Ni tơ và thận thải ra ngoài cơ thể.
Khi có tuổi, khả năng bài tiết chất thải của thận kém đi, lúc này nếu không chú ý ăn uống, ăn đậu phụ hằng ngày, tức là dung nạp quá nhiều protein thực vật sẽ làm cho cơ thể sản sinh ra nhiều chất thải chứa Nitơ, tăng thêm gánh nặng cho thận, làm cho chức năng của thận lão hóa hơn, không có lợi cho sức khỏe.
Người có nguy cơ thiếu I-ốt
Đậu tương để làm đậu phụ hàm chứa một loại chất gọi là saponins. Chất này thúc đẩy I-ốt trong cơ thể bài tiết. Trong thời gian dài ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây ra thiếu I-ốt và gây ra các bệnh do thiếu I-ốt.
Người bị bệnh Gout
Đậu phụ chứa khá nhiều purine, chất làm tăng axit uric trong máu, khiến triệu chứng bệnh gout xuất hiện. Vậy nên người bị bệnh gout nên hạn chế ăn đậu phụ.