Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người thầy thuốc ưu tú có tấm lòng bao dung

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bác Bùi Quốc Khánh, cựu chiến binh ở phường Cửa Đông có ngày sinh nhật khó có thể quên được 2/9.

Sau nhiều lần hẹn không thành vì những ngày làm việc đầy p những cuộc họp hay những lịch hoạt động xã hội tại phường, bác Bùi Quốc Khánh đón tôi bằng một nụ cười ấm áp của một Chi hội trưởng Hội cựu chiến binh khu dân cư, Trưởng ban công tác mặt trận, Phó bí thư Chi bộ, ủy viên Ban chấp hành UBMTTQ của phường Cửa Đông, Thanh tra nhân dân, Chủ nhiệm CLB B93 phường Cửa Đông.
Bác là Bùi Quốc Khánh, người cựu chiến binh kiêm chủ nhiệm CLB B93 phường Cửa Đông.
Bác Bùi Quốc Khánh, Chủ nhiệm CLB B93 phường Cửa Đông.
Lớn lên và làm việc tại Hà Nội, năm 1965 bác nhập ngũ làm lính cao xạ đơn vị 238 Anh hùng đánh Mỹ. Năm 1970 bác được chọn đi đào tạo tại Đại học Y,  ra trường năm 1976 bác tham gia chăm sóc y tế cho người lao động ngành công nghiệp. Tháng 9/1990 với những công lao đóng góp cho ngành Công nghiệp trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người lao đông, bác đã được Nhà nước phong tặng Thầy thuốc Ưu tú và trở thành Thủ trưởng y tế ngành công nghiệp.

Về hưu năm 2007, bác không như những người hoạt động trong lĩnh vực y tế thường mở phòng mạch khám bệnh mà bác tham gia các hoạt động y tế nhân đạo, ai đến nhà khám bác cũng khám và tư vn cho người bệnh về hướng điều trị miễn phí. Vào những ngày thương binh liệt sĩ, ngày vì người nghèo, bác đều nhiệt tình tham gia khám sức khỏe miễn phí cho người dân. Bác cho rằng việc tham gia các hoạt động xã hội làm cho mình khỏe lên, việc đi lại nhiều cũng tạo thành thói quen như tập thể dục.

Người cựu chiến binh già đã không nề hà gì với tất cả các hoạt động xã hội, kể cả việc tiếp xúc, cảm hóa những đối tượng đã từng lầm lỡ. Khi được giao làm Chủ nhiệm CLB B93 (CLB sau cai nghiện của phường), bác đã rất nhiệt tình và sẵn sàng đứng mũi chèo lái cùng với các cán bộ của phường để giúp đỡ, cảm hóa những đối tượng nghiện hút, cần sự quan tâm theo dõi sát sao của xã hội. Với uy tín và sự thuyết phục của mình bác đã vận động, cảm hóa những người có một thời lầm lỡ về hòa nhập với cộng đồng. Bác nói vui hoạt động đó là với tên vui là "trả lại tên cho anh". Từ khi nắm CLB, với danh sách 12 thành viên phường và công an phường tập hợp giao cảm hóa  giáo dục thì đã có 5 người có quyết định của phường đã thực sự hòa nhập trở về với cộng đồng. Theo bác, việc cảm hóa, giáo dục vận động những người có một thời lầm lỡ, những người sau cai nghiện là hướng những đối tượng này tích cực tham gia sinh hoạt hoàn toàn tự nguyện. 

Ban đầu, việc hoạt động của CLB 93 rất khó khăn nhưng với sự thuyết phục và tầm ảnh hưởng của mình bác đã lôi kéo được sự quan tâm và giúp đỡ của các lãnh đạo, cán bộ xã hội đối với các hoạt động của CLB. CLB 93 đã hoạt động được 3 năm, sau 2 năm làm chủ nhiệm CLB  bác đã có cách làm đổi mới, cuốn hút thu hút những đối tượng lầm lỗi cùng chung tay làm những hoạt động xã hội cùng CLB.  Đến với CLB 93, bác đã tạo ra một địa chỉ để sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống, và thành quả lao động mà họ đã đạt được, đưa ra những ý kiến mong được sự giúp đỡ từ những cán bộ, lãnh đạo phường trong việc hỗ trợ công ăn việc làm, cũng như trong cuộc sống.

Bác đã chủ động đến gặp gỡ với gia đình, người thân của hội viên để có thông tin hai chiều, tư vấn cho gia đình hội viên và thuyết phục gia đình người thân hội viên động viên, khích lệ họ đến với CLB. Hiện nay, các hội viên CLB B93 đã tự tìm được công viên phù hợp với khả năng của mình. Dù có hội viên vẫn còn khó khăn về kinh tế nhưng không vì thế mà các hội viên trong CLB B93 phường Cửa Đông nản lòng mà trở lại con đường lầm lỡ. 13 phường trong quận coi hoạt động của CLB B93 tại phường Cửa Đông là một mô hình hoạt động hiệu quả để học hỏi rút kinh nghiệm. 4 năm liền từ 2012 đến nay, CLB B93 phường Cửa Đông đều được qu
ận Hoàn Kiếm tặng giấy khen.

Điều đó có lẽ ngoài bác ra khó có ai có thể làm được, từ một thầy thuốc nhân dân bác quan tâm đối xử họ một cách tôn trọng nhất định, chia sẻ buồn vui và yêu thương họ như con cháu trong nhà. Bác cho rằng với những con người lầm lỗi ấy, không nên tiếc những lời khen, và khen đúng người đúng việc, để họ tiếp tục phát huy chứ không chỉ chăm chăm vào những hạn chế, những việc xấu họ từng làm, gắn kết mọi người bảo ban nhau, khuyến khích họ tự tin, không mặc cảm để sống tốt lên.

 Cùng tham gia các hoạt động xã hội như vậy nhưng bác hoàn toàn không cảm thấy mình gặp khó khăn gì. Khi đến tuổi về hưu tham gia các hoạt động xã hội bác cho rằng người làm việc khi có tâm không nề hà công việc gì, như dân gian nói "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng", để nhìn những đối tượng lầm lỗi một cách khách quan nhất, thấy được sự tiến bộ, và những khó khăn trong cuộc sống họ gặp phải để chia sẽ và hỗ trợ. Bên cạnh đó, vợ của bác là bác gái Giang Thị Lập không những luôn ủng hộ những hoạt động cũng như công tác xã hội mà bác Khánh tham gia mà còn sẵn sàng tham gia cùng.

Bản thân bác cảm thấy với tầm kiến thức, và sự thuyết phục trong lối sống của mình chính là tấm gương, là một sự thuyết phục, uy tín nhất để có thể  hoạt động trọng lượng hơn. Thuyết phục không chỉ là người dân, những đối tượng lầm lỡ mà còn có sự tôn trọng và thuyết phục đối với cả các lãnh đạo và cán bộ phường. Mặc dù đã nghỉ hưu, nhưng m
ột ngày với bác không có mấy giây phút rảnh rỗi. Ngoài những công tác xã hội bác đóng vai trò nòng cót, bác còn tham gia những hoạt động văn hóa - thể thao, liên hoan nghệ thuật quần chúng, đi thăm hỏi người cao tuổi, cùng bác gái đi kiểm tra vệ sinh trong khu dân cư, và cuối ngày sinh hoạt cùng CLB B93. .. 

Từng làm người công tác trong lĩnh vực y tế nên bác cũng hiểu được sức khỏe của bản thân để có thể sắp xếp công việc sao cho hợp lý. Tự tin vào sức khỏe của bản thân còn có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội, bác nói bác không để tâm đến những kết quả cụ thể nhưng sức có thể làm được việc có ích cho xã hội mới là quan trọng! Và bác sẽ còn làm việc cống hiến cho xã hội đến khi còn có thể!!