Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhắm đến lợi ích dài hạn

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Tổng Giám đốc Canon Việt Nam Sachio Kageyama đã có lần tâm sự về xây dựng mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp này tại thị trường nội địa.

 Theo đó, ngay từ khi tỷ lệ sản xuất các sản phẩm mang nhãn Canon tại thị trường Việt Nam chỉ chiếm 6% thị phần của Canon trên toàn cầu nhưng tập đoàn này vẫn đặt mục tiêu phải tìm cách tăng đầu tư vì những lợi ích trung và dài hạn thay vì việc thu lợi nhanh chóng.

Nhắm đến lợi ích dài hạn - Ảnh 1
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet
 
Chiến lược đầu tiên mà Canon Việt Nam tính đến là phải nội địa hóa các quy trình, chi tiết kỹ thuật sản phẩm. Chính vì vậy, nếu như năm 2001, khi Canon mới vào thị trường Việt Nam, họ chỉ có 7 nhà cung cấp nội địa nhưng hiện tại, tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm linh kiện của Canon là 37%, với hơn 90 nhà cung cấp, và con số này còn đang tiếp tục tăng lên. Tỷ lệ này xấp xỉ với Canon ở Trung Quốc và vượt xa Canon ở Nhật (7%), hay Canon ở Malaysia (1%). Và thay vì cạnh tranh bằng nhân công giá rẻ, Canon Việt Nam chọn cạnh tranh bằng cách tập trung đầu tư về quy trình kỹ thuật, thậm chí hướng  dẫn, chuyển giao công nghệ để các nhà sản xuất linh kiện nội địa gia công cho hãng.

Tuy đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng kỹ thuật, quy trình, thậm chí là vốn và chất xám của một doanh nghiệp Nhật Bản song cũng có thể nói đây là một lựa chọn khôn ngoan của chính Canon. Khôn ngoan ở chỗ không chỉ mang lại lợi nhuận cho cả đôi bên, giải pháp này còn giúp Canon tiết kiệm đến mức thấp nhất những chi phí phải bỏ ra trong việc giải bài toán kinh doanh và thu lợi nhuận ở một thị trường mới. Nhìn rộng ra, đó còn là con đường đến với các thị trường khác trong khu vực.