Toạ đàm được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười thành công, cũng chính là một hành động để giới báo chí góp một tiếng nói vào cuộc đấu tranh chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” theo nội dung Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII).
Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: Cuộc toạ đàm nhằm khẳng định những giá trị lịch sử của Cách mạng tháng Mười, nhận diện sâu thêm về những thăng trầm của lịch sử trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hoá”. Đồng thời phê phán nhận thức lệch lạc,chệch hướng, tôn sùng chủ nghĩa đa nguyên, chủ nghĩa cá nhân của một số cán bộ đảng viên thông qua các tác phẩm báo chí truyền thông, góp phần cùng toàn đảng xây dựng quyết tâm Chống “giặc nội xâm” sửa chữa sai lầm, khuyết điểm xây dựng đảng trong sạch vững mạnh, xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, tạo được bước đột phá mới trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược, củng cố được niềm tin của Nhân dân tiếp tục đi theo ánh sáng của Cách mạng tháng Mười.Tọa đàm nhằm góp phần tuyên truyền sâu rộng hơn nhiệm vụ phòng chống tham nhũng, lãng phí đang đi vào giai đoạn cao trào, động viên khích lệ toàn dân tham gia nhiệm vụ này đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời góp phần tuyên truyền định hướng, giúp công chúng báo chí nâng cao nhận thức về yêu cầu cấp bách chống “giặc nội xâm” và xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của thực tiễn đấu tranh giữ vững con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.Toạ đàm tập trung vào 3 nội dung chính: Cách mạng Tháng Mười và tương lai nhân loại; nhận diện suy thoái và “tự chuyển hóa” của một bộ phận đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, những hệ lụy và nguyên nhân của suy thoái, “tự chuyển hóa”; các giải pháp quan trọng chống suy thoái và “tự chuyển hóa” với mục đích nhằm tuyên truyền ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười đối với Việt Nam qua các thời kỳ; khẳng định tính đúng đắn đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, phê phán những nhận thức lệch lạc, “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong Đảng.Hàng chục ý kiến, tham luận tại Tọa đàm đã đi sâu phân tích, chỉ rõ những khó khăn, thử thách của khúc quanh lịch sử mà CNXH đang phải đối mặt. Trong đó có những ý kiến có tầm trí tuệ đã phản biện sâu, phản bác những tư tưởng phủ định Chủ nghĩa Mác- Lê Nin, giá trị lịch sử của CMTM, khẳng định chân lý của thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH. Bên cạnh đó, các ý kiến cũng đề xuất những giải pháp quan trọng, cụ thể để diệt trừ tệ nạn tham nhũng, quét “giặc nội xâm”, đồng thời đề cao việc sửa lỗi hệ thống, kiên quyết xoá bỏ cơ chế xin cho, sửa sai triệt để công tác cán bộ, xoá bỏ vấn nạn mua chức, bán quyền, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, đặc biệt là cần đột phá triệt để thực thi dân chủ.Nhắc lại lời của Lê nin: “Không ai có thể tiêu diệt chúng ta ngoài sai lầm của chúng ta”, nhà báo lão thành Hà Đăng cho rằng sự sụp đổ của Liên Xô đã rút ra những bài học kinh nghiệm để xử lý công việc của chúng ta. Trong đó, phải đấu tranh quyết liệt hơn để chống lại suy thoái, tự diễn biến, làm trong sạch đội ngũ. “Cách mạng làm thế nào để tự bảo vệ mình, nhưng cũng có niềm tin rằng sẽ giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh sắp tới”, nhà báo Hà Đăng nói.