Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhấp nhổm CPI tháng 1

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Gần đến ngày 22/1, thời điểm công bố chỉ số CPI cho tháng đầu tiên của năm 2010, không ít người thấy lo lắng và hồi hộp. Nguyên nhân chính là do những lo ngại về việc Chính phủ có thể tăng lãi suất cơ bản nếu CPI tháng này có chiều hướng tăng cao.

KTĐT - Gần đến ngày 22/1, thời điểm công bố chỉ số CPI cho tháng đầu tiên của năm 2010, không ít người thấy lo lắng và hồi hộp. Nguyên nhân chính là do những lo ngại về việc Chính phủ có thể tăng lãi suất cơ bản nếu CPI tháng này có chiều hướng tăng cao.

Những lo ngại này là hoàn toàn có cơ sở, dựa trên hai nguyên nhân chủ yếu sau:

Thứ nhất, yếu tố cầu kéo

Theo quy luật hàng năm, tháng 1 và tháng 2 thường là hai tháng có CPI cao nhất của năm, do đây là thời điểm giáp tết. Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa tăng cao, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống vốn có quyền số để tính CPI chiếm tới 40% trong rổ hàng hóa. Dự báo trong năm nay do kinh tế trong nước phục hồi cộng với việc tăng lương và chế độ thưởng tết tăng khá, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa sẽ tăng mạnh, khoảng 20% - 40%. Tại Hà Nị̃i, Sở Cĩng thương Hà Nị̃i dự báo, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong những tháng giáp Tết Canh Dần năm 2010 sẽ tăng khoảng 20% so với các tháng trong năm. Riêng trong tháng Tết, ước giá trị hàng hóa bán ra trên thị trường đạt khoảng 12.000 tỷ đồng/tháng, tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hoa cây cảnh và đồ uống. Trong tháng 1, mặc dù nhu cầu tiêu thụ của người dân chưa tăng ngay nhưng giá bán các sản phẩm đã được các nhà sản xuất điều chỉnh ngay từ bây giờ, dựa trên dự báo về nhu cầu tiêu thụ và mức tăng của chi phí đầu vào.

Thứ hai, yếu tố chi phí đẩy

Có rất nhiều mặt hàng đã bắt đầu tăng giá vào thời điểm cuối tháng 12 và đầu tháng 1 như:  Giá sữa tăng 10%; giá nước sạch ở TP HCM tăng 48% từ ngày 3/1; giá nước sạch ở Hà Nội được điều chỉnh tăng từ ngày 1/1; giá thịt lợn, thịt gà, thịt bò tăng từ 5.000 -10.000đồng/kg; giá bia tăng thêm 10.000 -15.000 đồng/két. Giá xăng tăng thêm 450 đồng, dầu diesel tăng 300 đồng, dầu hỏa tăng 300 đồng và dầu ma zút tăng 300-400 đồng từ ngày 14/1. Riêng giá dầu mazut trước đó (ngày 4/1) đã được điều chỉnh tăng 400 đồng/kg. Giá cước vận tài hàng hóa tăng 4% - 7% từ ngày 15/1. Giá gas tăng từ 4000 - 5000 đồng/bình.

Trong điều kiện giá nhiều mặt hàng tăng, đặc biệt là xăng dầu và cước phí vận tài hàng hóa tăng sẽ tác động rất lớn đến chỉ số CPI trong tháng 1 này.

Chỉ số CPI tháng 12/2009 đã đột biến tăng lên 1,38%, là mức khá cao và tăng sớm hơn so với quy luật hàng năm. Dựa trên tình hình tăng giá của các mặt hàng cộng thêm với yếu tố mang tính quy luật của chu kỳ tăng giá trong hai tháng giáp tết âm lịch, khả năng CPI tháng 1 tăng cao, thậm chí có thể vượt CPI của tháng 12 là rất dễ xảy ra.